Công chúa Huyền Trân là con gái vua Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông, là một trong những công chúa n💞ổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong sử Việt.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép mùa hạ tháng 6 năm 1306, Trần Anh Tông gả em gái là công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, theo lời hứa trước đây của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông. Vua Chiêm cống 2 châu Ô, Lý làm sính lễ. Hai châu này được đổi tên thành Thuận và Hóa, gồm vùng phía nam tỉnh Quảng Trị😼 và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay.
Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ vua mất thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo. Sau đó bà xuất gia rồi mất vào năm 1340, khi đã ngoài 50 tuổi. Dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền H🐈uyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
Câu 3: Ai lấy vua Chân Lạp để tăng tình giao hảo giữa hai nước, tương tự Huyền Trần công chúa của nhà Trần?