Bộ Giá❀o dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT để lấy ý kiến, trong đó có quy định về các đối tượng được tuyển thẳng, hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10. Ngoài các đối❀ tượng được tuyển thẳng, dự thảo cũng lấy ý kiến về việc cộng điểm ưu tiên cho thí sinh thi vào lớp 10. Điểm ưu tiên được cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi. Trong đó, nhóm một được cộng hai điểm; nhóm hai cộng 1,5 điểm; nhóm ba cộng một điểm.
Tuy nhiên, tôi thấy dự thảo lần này không có quy định về các đối tượng được tuyển thẳng, hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10, đối với học sin♛h đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 (THCS) được tổ chức hàng năm.
Năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có đề xuất về chính sách cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cho những học sinh đoạt giải trong kỳ thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 cấp thành phố, nhưng chưa được Bộ thông qua. Nhiều năm qua giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng đã có kiến nghị về việc tuyển thẳng hoặc cộng điểm cho đối tượng học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lậpཧ.
Vì thế, với dự thảo Thông tư quy chế tuyển sin💧h THCS và tuyển sinh THPT để lấy ý kiến lần này, tôi mong muốn học sinh giỏi🍸 cấp tỉnh, thành phố bậc THCS, nếu không được tuyển thẳng vào lớp 10, thì nên có cơ chế cộng điểm trong kỳ thi này để đảm bảo công bằng, khích lệ, động viên thầy cô phát huy năng lực giảng dạy và học sinh có động lực phấn đấu học tập phát huy năng lực phẩm chất.
>> Khẩu chiến vì 4.0 IELTS được꧂ cộng điểm, t🌜uyển thẳng vào lớp 10
Mục đích của kỳ thi Học sinh 𓃲giỏi là nhằm phát🐠 hiện học sinh có năng lực, phẩm chất, tài năng, để được tiếp tục bồi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau. Để đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh hoặc thành phố, trước hết các em phải vượt qua kỳ thi cấp quận, huyện, rồi tiếp đến được thầy cô bồi dưỡng nâng cao. Các học sinh này phải trải qua quá trình học tập vất vả, với dung lượng kiến thức bồi dưỡng nhiều, khó, thời gian bồi dưỡng kéo dài (bồi dưỡng thi Học sinh giỏi cấp huyện ít nhất là bốn tháng, thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng ít nhất là ba tháng).
Theo nhiều thầy cô, do không có sự ưu tiên nào cho học sinh giỏi tỉnh, thành phố trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, nên nhiều học sinh cũng không thiết tha với việc tham gia đội tuyển bồi dưỡng. Điều này sẽ là làm mai một tài năng, giảm động lực vươn lên trong học tập của các em. Phụ huynh cũng không quan tâm, mặn mà đến việc động viên, ủng hộ con học bồi dưỡng đi thi Học sinh giỏ♕i các cấp.
Ở nhiều trường, giáo viên phải vận động từng học sinh đăng ký đi học bồi dưỡng, thi chọn Học sinh gi💮ỏi, nhưng không nhiều em tha thiết tham gia. Thậm chí, thầy cô vận động học sinh đi học được một thời gian ngắn rồi phụ huynh lại xin cho con nghỉ học bồi dưỡng... Đây là một thực tế đang diễn ra tại các tỉnh thành, đặc biệt là đối với những môn như Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên vốn rất nặng về kiến thức.
Bản thân tôi cũng từng rất áp lực khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử và Địa lý. Bởi ngay từ khâu tuyển chọn học sinh để th﷽ành lập đội tuyển, rất ít học sinh tự nguyện🦩 tham gia vì nhiều lý do. Thầy cô như chúng tôi phải kiên trì "dỗ ngon dỗ ngọt" để các em chịu học, chịu đăng ký tham gia bồi dưỡng. Sau đó, chúng tôi đã trải qua quá trình dày công "luyện gà", từ việc động viên tinh thần, đến việc ôn tập, luyện giải đề để giúp các em đủ kiến thức, kỹ năng làm bài thi, và đi thi đạt giải.
Có học sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh là niềm 🍎tự hào vinh dự của thầy trò, nhà trường và gia đình. Nhưng đổi lại, các em chỉ nhận được giấy chứng nhận là hết, nên cảm thấy rất lãng phí thời gian, công sức... để bồi dưỡng tài năng.
Do vậy, việc tuyển thẳng hoặc cộng điểm cho học sinh đạt giải cấp tỉnh, thành phố vào lớp 10 công lập là thỏa đáng. Tôi đề xuất cộng 1,5 điểm với học sinh đạt giải Nhất tỉnh, thành phố; cộng một điểm với học sinh đạt Nhì; cộng 0,5 điểm với học sinh đꦛạt giải Ba. Rất mong những nguyện vọng này sớm được các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu áp dụng.
Tác giả Nguyễ🎃n Văn Lực hiện là giáo viên trường THCS Trịnh Phon🧸g, Diên Khánh, Khánh Hòa.
- 'Thi bắt buộc Tiếng Anh vào lớp 10 thay vì bốc thăm may rủi'
- 'Không hối hận vì hai năm cho con khổ luyện thi vào lớp 10'
- Nỗi oan những giáo viên 'hù dọa học sinh không thi lớp 10'
- Giáo viên tư vấn kiểu 'bàn lùi' trước kỳ thi vào lớp 10
- Nghịch lý 'thi vào 10 trượt lắm, thi đại học đỗ nhiều'
- 'Giáo viên ra sức ngăn con tôi thi vào lớp 10 trường top'