Đây là một trong 8 kiến nghị tập hợp từ 445 ý kiến lao động🍬 cả nước thông qua đại hội công đoàn các cấp, được Công đoàn Việt Nam công bố tại đại hội lần thứ 13, sáng 2/12.
Việt Nam có 11 ngày nghỉ lễ chính thức gồm Tết Dương lịch (1 ngày), Tết Nguyên đán (5), giỗ tổ Hùng Vương (1), Ngày thống nhất và Quốc tế lao động (2), Quốc khánh (2 ngày). Theo công đoàn, số ngày nghỉ của Việt Nam đang thấp hơn bình quân chung của Đông Nam🦹 Á và thế giới khoảng 5-6 ngày.
Các kiến nghị còn lại tập trung vào thúc đẩy tăng lương tối thiểu, hướng tới lương đủ sống cho lao động. Giải pháp được đưa ra là có những đột phá về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Các địa phương cần thu hút nhiều hơn dự án đầu tư của doanh nghiệp có công nghệ cao, hạn chế doanh nghiệp thâm dụng 🦄lao động, ý thức chấp hành pháp luật thấp, trách nhiệm xã hội không cao.
Chính phủ đồng thời sớm trình cấp có thẩm quyền chính sách đặc thù giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho hơn 200.000 𓃲lao động bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) do doanh nghiệp giải thể, pౠhá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu. Bởi phía sau 200.000 người lao động là hàng trăm nghìn gia đình đang bị ảnh hưởng.
Các dự án luật khi xây dựng, sửa đổi cần được lấy ý kiến rộng rãi ng🌸ười chịu tác động trực tiếp, để lao động được thụ hưở🐲ng thành quả xứng đáng mà họ đóng góp trong 40 năm đổi mới.
Đ🐻ại hội Công đoàn 13 (nhiệm kỳ 2023-2028) diễn ra ngày 1-3/12 với 1.100 đại biểu tham dự. Các đại biểu sẽ thảo luận 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng nhiệm vụ, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Hồng Chiêu