Ngày 1/7, chia sẻ với báo chí tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn viên chứ꧙c Việt Nam, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nói đoàn viên lao động vui vì lương cơ sở khu vực nhà nước tăng 30%, lương tối thiểu ♛trong doanh nghiệp tăng 6%, song đi kèm là nỗi lo tăng giá xăng dầu, thực phẩm, chi phí giáo dục, y tế, các mặt hàng thiết yếu.
Công đoàn kỳ vọng khi điều kiện kinh tế - xã hội🌳 cho phép các nội dung về cải cách tiền lươꦯng theo Nghị quyết 27 được thực hiện đầy đủ, lương sẽ là nguồn thu nhập chính đủ nuôi sống lao động và gia đình. "Chính sách cũng góp phần thu hút cán bộ giỏi vào hệ thống, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động hành chính nhà nước", ông Hiểu nói.
PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế, đánh giá tăng lương là chính sách kịp thời góp phần đảm bảo đời sống công chức, viên chức trong bối cảnh t♏rượt giá gia tăng. Lương cơ sở tăng 30% tạo yên tâm cho đơn vị 🐽hành chính, song cũng là áp lực lớn với đơn vị tự chủ khi nguồn lực còn khó khăn.
Công đoàn ngành Y mong dịch vụ y tế, giá viện phí sớm đượ🐭c tính đúng tính đủ để thêm nguồn thu cho cơ sở, trả lương nhân viên; quan tâm tới tuyến y tế dự phòng, khối điều trị cơ sở để nhân viên y tế yên tâm làm👍 việc.
Khảo sát về đời sống lao động nửa đầu năm 2023 của Công đoàn Việt Nam cho thấy thu nhập trung bình của lao động đạt 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình họ là 11,7 triệu. Thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 70% chi tiêu của người đư🤪ợc khảo sát. Mức chi tiêu của lao động tăng 19% so với một năm trước đó, chủ yếu do giá cả, tiền điện nước tăng cao.
Giai đoạn 2020-2022, lương tối thiểu điề🌸u c𝄹hỉnh trên 6% song tiền lương thực tế chỉ tăng 0,7% do lạm phát, theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Hồng Chiêu