Giữa trưa 30/7, hai anh em Trần Đức Chiến (25 tuổi) và Trần Đức Toản (21 tuổi) khó nhọc dắt chiếc xe đạp cố vượt những con dốc cao trên quốc lộ 14, tỉnh Đăk Nông. Khi đến địa phận thành phố Gia Nghĩa, hai chàng trai gần như kiệt sứ꧟c. Trước đó ba ngày, họ bắt đầu hành trình đi bộ từ Cần Giuộc, Long An để về quê ở huyện Ea H’Leo, Đăk Lăk.
Mấy năm nay, anh em Chiến làꦉm thuê ở Dĩ An, Bình Dương nhưng thường theo công trình đi tận Long An. Từ cuối tháng 6, Bình Dương và Long An lần lượt thực hiện giãn cách vì dịch Covid -19, hai người thất nghiệp. Cuối thཧáng 7, cả hai đi bộ từ Long An về nhà trọ ở Bình Dương, tính mang chiếc xe máy cũ đi cầm đồ để cầm cự chờ qua dịch. Về đến khu trọ, họ phát hiện chiếc xe máy đã bị đánh cắp. Đếm lại túi chỉ còn hơn một triệu đồng, ước chừng không đủ sống qua mùa dịch, Chiến và Toản quyết định "sống chết thế nào cũng phải về quê".
Đi bộ hơn 50 km, khi đến huyện Phú Giáo, Bình Dương anh em Chiến được một bà cụ tặng cho chiếc xe đạp. Cũng lúc này, hình ảnh hai anh em đi bộ về quê được chia sẻ 🔴trên các hội nhóm mạng xã hội. Thấy vậy, anh Nguyễn🌼 Hải Bắc, cán bộ thanh tra Cục thuế tỉnh Đăk Nông quyết định tìm để giúp đỡ.
Biết cả hai đang tiến về Gia Nghĩa, anh Bắc chủ động chờ ngoài quốc lộ từ sáng sớm. Khi gặp được anh em Chiến, anh hỏi thăm hoàn cảnh rồi kết nối với một chủ cửa hàng xe máy 𝔉tặng họ một chiếc xe máy cũ. Những người bạn, người dân xung quanh khu vực cũng xúm lại, góp tiền tặng hai anh em ít lộ phí, đổ xăng. Nhờ có xe máy, nên ngay trong ngày 30/7 anh em Chiến đã về đến nhà.
"Đường từ Gia Nghĩa về đến nhà còn gần 200 km. Nếu tiếp tục đạpꦆ xe chắc hai anh em phải đi thêm hai, ba ngày nữa vì lúc đấy em cũng đuối sức rồi. Về tới nhà tự cách ly 4 ngày rồi mà chân em vẫn đau nhức lắm", Chiến kể.
Anh Hải Bắc cho biết, từ giữa tháng 7 đến nay, gia đình anh và những người bạn ở địa phương đã hỗ trợ được 5 chiếc xe máy cũ cho người lao động từ Sài Gòn, Bình Dương về quê tránh dịch. Ngoài những người đi bộ, anh cũng tặng xe cho những người xe hỏng nặng giữa đường không thể sử🙈a.
Ở 👍Phú Yên, khi đang đứng tặng cơm cho đoàn người chạy xe máy về quê, chị Nguyễn Thị Thảo gặp một số người khó khăn, phải đi bộ. Người phụ nữ 48 tuổi hỏi thăm hoàn cảnh rồi bảo họ nán lại đợi chị đăng lên Facebook kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng. Sau khi nhận được ủng hộ, chị Thảo trích ra một phần để mua xe đạp, ống bơm. Phần còn lại, chị gửi họ làm lộ phí.
"Một tuần qua, tôi đã kết nối để tặng 4 chiếc xe đạp cho 4 người. Có người ra Quảng Bình, Quảng Nam... đường còn xa nên có xe đạp vẫn đỡ hơn🅘 đi bộ", chị Thảo kể.
Trưa 30/7, trong lúc tặng cơm ở thị trấn Tuy An, chị Thảo bắt gặp ông Phương, 55 tuổi đang trên đường đi bộ từ Xuân Phước, Phú Yên về quê Quãng Ngãi. Ban đầu, chị Thảo định sẽ xin cho ông Phươ🥀ng♛ một chiếc xe đạp như những trường hợp trước đã giúp. Khi thấy lời kêu gọi của chị Thảo, chị Nguyễn Tuyết, 38 tuổi, ở thị xã Sông Cầu quyết định tặng chiếc xe máy đang sử dụng cho ông Phương.
Chị Tuyết đang làm nghề cắt tóc, đang sống trong căn nhà thuê ở xã Xuân Đài cùng con gái. Từ ngày 𒁃có Covid-19, thu nhập cũng bị ảnh hưởng nên bán ✤thêm trái cây để nuôi con.
Là mẹ đơn thân, chị Tuyết cũng chỉ có một chiếc xe máy để đi lại. Mấy ngày qua, thấy có nhiều người khó khăn đến nỗi phải đi bộ về quê, chị nghĩ: "Nếu biết ai đang💎 đi bộ, sẽ tặng chiếc xe máy cho họ vì ngay lúc này họ cần xe hơn mình".
Chiều hôm đó, chị Thảo chở ông Phương đến nhà chị Tuyết để nhận xeౠ. Cẩn thận hơn, chị Tuyết còn viết một tờ giấy tặng xe để ông Phương giữ trong người, phòng khi đi đường có thể bị cảnh sát giao thông hỏi đến. Chị Thảo và các nhà hảo tâm ở địa phương cũng gửi thêm ông một ít tiền để đổ xăng.
Tối đó, ông Phương lái xe máy đến hôm sau thì về tới quê nhà Quãng ꧋Ngãi và được đưa đi cách ly tập trung. Gọi điện thoại cám ơn chị Tuyết, ông Phương ngỏ ý rằng: "Nếu chú biết có người nào đang đi bộ về quê thì cháu cho phép chú tặng ♔lại chiếc xe này cho họ được không?".
Nghe vậy chị Tuyết đồng ý ngay, nói với ông: "Con đã tặng cho chú rồi thì tùy chú sử dụng. Nhưng nếu chú tặng lại c💫ho một người đang 🧸cần để về quê giúp họ đỡ vất vả thì tốt quá".
Trước diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, khoảng một tuần qua, hàng nghìn lao động các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã rời TP HCM, B♓ình Dương, Đồng Nai... về quê tránh dịch. Một số tỉnh đã tổ chức đón người dân bằng tàu hỏa, máy bay nhưng hầu hết đều tự phát đi về bằng phương tiện sẵn có như xe máy, xe đạp, thậm c✤hí đi bộ.
Chính quyền các tỉnh trên lộ trình di chuyển đã có những biện pháp hỗ trợ, đảm bảo an toàn𒊎 cho người dân. Khi về đến tỉn😼h nhà, các lao động này được cách ly tập trung.
Tuy nhiên, việc người dân tự rời vùng dịch có thể k✨hiến nguy cơ lây lan dịch bệnh rộng hơn. Thủ tướng đã có công điện yêu cầu "tuyệt đối ♈không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép".
Diệp Phan