Tôi là tác giả bài viết “Người nhà bệnh nhân 'ă🐠n thua 🌸đủ' với nữ bác sĩ trẻ”. Sau khi đọc những lời bình luận, tôi không hiểu ngành y xấu thật hay đa số người trong xã hội này chỉ còn biết đòi hỏi cho bản thân và luôn tự cho mình cái quyền coi thường người khác?
Tôi không biết họ nhìn ở đâu để đưa ra những bình phẩm cay nghiệt. Nhưng ở Bệnh viện Chợ Rẫy (một bệnh viện công mà tôi đã từng làm việc 20 năm ở TP HCM) nơi mà𒈔 có người kêu gào là vô lương tâm, vô đạo đức, những câu chuyện đó có thể có nhưng không hề phổ biến.
Tôi có cảm giác rất nhiều người chỉ chộp lấy một hình ảnh nào đó để phê phán, thậm chí chửi rủa mà không thèm để ý đến những biểu hiện khác không phù hợp với suy nghĩ của họ. Hay họ tự suy bụng ta ra bụng người khi cho rằng tất cả các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đều có thể mua được?
Tôi được phân công điều trị khu cột sống khi nơi đó được coi là "kênh Nhiêu Lộc". Hầu như những bệnh nhân nằm💎 ở đó đều liệt, loét, dần suy kiệt và nhiều người tử vong.
Đa số những người có vợ bị vợ bỏ, có người yêu thì người yêu cũng chia tay. Một vài người còn có thân nhân, không thì cũng bị bỏ mặc. Thỉnh thoảng có một bệnh nhân có thể xuất viện ra về khi da thịt đã lành các vết loét. Tương lai vô định.
Trong các bài viết trước đây, tôi cũng đã nói lương của tôi không đủ cho 6 người♏ ăn một bữa sáng, lương của các chị điều dưỡng thì có khá hơn tôi chút đỉnh. Ai cũng phải bươn chải, làm thêm việc này việc khác kiếm sống. Vậy mà mỗi khi có bệnh nhân xuất viện, chúng tôi gom góp tiền mua vé xe, có khi còn mua cả cây đàn guitar cho người bệnh, rồi góp thêm một chút cho họ gọi là lộ phí.
Từ khi còn là sinh viên, tôi đã lăn lộn với nhiều b꧃ệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi dám chắc rằng tình yêu thương đối với những người bệnh bất hạnh không chỉ có ở khoa của tôi, mà còn có ở lầu 4,🅷 lầu 5, khoa phỏng… chỗ nào cũng có những bệnh nhân nghèo hoặc bệnh ngặt nghèo.
Chúng tôi tự động bỏ tiền túi để quyên góp cho họ trong khi chúng tôi đang rất khó khăn. Chúng tôi đi xin bệnh viện miễn giảm phí, vận động những thân nhân bệnh nhân giàu có hỗ trợ cho họ…
Thời gian đó tôi phải tự tay mình đóng bàn ghế, giường ngủ vì không có tiền mua. Vậy mà khi một anh bạn cho số tiền tương đương 2 cây vàng (một số tiền khá lớn l🐠úc đó) tôi đã dùng chúng để chế tạo ra 2 cái móc kéo cột sống cổ để kéo cho bệnh nhân. Vì loại móc cũ có quá nhiều nhược điể𒈔m, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tôi không phải là điển hình, không phải trường hợp cá biệt. Từ các chị y tá đến các bác hộ lí đều cùng nhau đi xin từng mẩu gỗ làm đồ kê chân giường, nhờ người này người kia chế ra các khung nọ khung kia để phục vụ cho việc điều trị bệnh. Các bác sĩ ở các tỉnh đi học mỗi lần về quê lại mang lên những thứ giúp chúng tôi chế ra các vật dụng phục vụ cho người bệnh…
Tôi còn nhớ có lần tôi xẵng gi✨ọng đuổi một ông bố ra khỏi phòng cấp cứu, chỉ vì ông đánh đứa con ông khi tôi đang khám cho✨ cháu. Cháu bị hôn mê, không làm chủ được hành động, cháu chửi tôi khá tục và nhổ nước miếng vào mặt tôi. Đối với chúng tôi, đó là hành vi của bệnh tật, nhưng ông bố thì lại cho là con mình hỗn láo.
Có người bệnh bị máu tụ trong sọ rất nặng, cần phải mổ ngay nhưng người nhà lại không đồng ý, thuyết phục mãi không được, có khi tôi nổi điên lên và gọi người nhà đó là vô lương tâm, là kẻ giết người. Những câu nói đại loại như "anh không có cái quyền tước đi hi vọng sống của người nhà anh, chẳng qua vì một số quy định vô lý nên chúng tôi mới chịu thua anh"... là những câu nói được nghe thấy nhiều lần tại phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, không phải chỉ từ miệng của một hay vài bác sĩ mà là từ nhiều bác sĩ.
Những việc làm, lời nói như vậy nhiều lắm, không thể kể hết được, nó diễn ra hàng ngày, giữa thanh thiên bạch nhật và tôi chắc rằng có hàng ngàn hàng vạn người biết dù chúng tôi không bao giờ phô trương. Vậy mà sao họ vẫn cứ coi chúng tôi là vô lương tâm, vô đạo đức, là hàng hóa để cho họ mua bán?
Họ khꦚông tin là có một nữ bác sĩ trẻ luôn tươi cười, họ không tin câu chuyện mà tôi kể. Là một người làm việc trong một cơ sở y tế tư nhân, tôi chẳng có lí do gì để phải lăng xê một bệnh viện công nào cả.
Thực ra câu chuyện tôi kể không phải là cá biệt. Tôi đã một lần đến Bệnh viện Nguyễn Trãi (cách đây khoảng 2 năm) vì đứa em tôi bị tai nạn xe đang mê man. Ở đó không đông đúc đến mức chật nghẹt như phòng cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy. Không ai biết tôi là bác sĩ nhưng hầu hết họ đều mỉm cười và chào tôi, giải thích hay yêu cầu gì ngắn gọn nhưng vẻ mặt quan tâm và không có vẻ gì khó chịu cả.
Ở một bài viết khác, tôi cũng đã đề c𝓀ập về sự quá tải ở bệnh viện. Hôm đó, tôi đi thăm người quen tại khoa Huyết💦 học của Bệnh viện Chợ rẫy, mặc dù bệnh nhân tràn ngập nhưng các cô điều dưỡng và hộ lí không ai tỏ vẻ cau có hay khó chịu.
Tôi là người quản lí một cơ sở y tế, nên tôi rất chú trọng khâu công tác chăm sóc khách hàng. Vì vậy, tôi đặc biệt chú ý đến điểm này khi đi đến các bệnh viện khác. Những điều đó thể hiện rất rõ, chúng ta không cần phải để ý lắm mới thấy. Vậy mà vẫn cứ có rất nhiều người sẵn sàng cho rằng nhân viên y tế luôn cáu gắt, thậm chí vô văn hóa.
Tôi thấy nhiều bạn chia sẻ r🔴ằng ở bệnh viện công thì phải bỏ tiền ra, thậm chí có người còn ra giá 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng... cho từng tầm mức có thể mua được nhân viên y tế. Họ có vẻ rất thị trường, mua bán rõ ràng.
Đối với họ nhân viên y tế chỉ là những món hàng. Không biết họ có bao nhiêu tiền mà lớn lối thế? Vì nếu có nhiều tiền thì sao họ không vào những bệnh viện tư cao cấp hoặc ra nước ngoài để khám đi, mà phải ngồi đó định giá các bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện công?
Chắc có lẽ họ nghĩ rằng nhân viên y tế là những kẻ phải phục vụ cho họ, giá của các bác sĩ, y tá rẻ mạt lắm. Còn họ có đủ quyền để đòi hỏi chúng tôi phải lễ phép ngoan ngoãn ngay cả khi họ chửi. Họ đòi hỏi một chất lượng dị🦄ch vụ thật cao với một cái giá thật bèo bọt.
>> Xem thêm:
Chia sẻ bài viết của bạn về ứng xử của y, bác sĩ tại đây.