Nguyễn Ngọc Anh Thư, Giám đốc Công ty Đào tạo Gia chánh Rosa. Ảnh: Tác giả cung cấp. |
Trong🥃 ngày thì mọi người uống thêm trà xanh, astiso để giải bớt độc cho cơ thể nếu vì biết đâu mình lỡ ăn phải thực phẩm "🔴bẩn".
Tôi từng dành nhiều thời gian rong ruổi các chợ, tìm hiểu về tình hình sử dụng các chất phụ gia thực phẩm nên rất đồng cảm với những lo lắng của người nội trợ. Tôi thấy thực tế còn đáng ngại h🧔ơn rất nhiều so với những gì chúng ta biết qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn, có rất nhiều người kinh doanh không giữ được cái "tâm" của mình bằng những mẹo vặt như bóc tỏi bằng phân u rê, làm trắng củ sả bào bằng thuốc tẩy, sử dụng màu xây dựng thay vì màu thực phẩm cho các loại bánh, xôi, chè...
Ngay bản thân tôi cũng chưa hết cảm giác kinh hoàng khi lưu giữ một quả táo 4 tuần vẫn tươi ngu♑yên. Bản thân tôi thấy, hình như mình biết nhiều quá nên giờ ăn uống gì cũng cảnh giác, giảm cả cảm giác ngon miệng.
Mỗi lần đi chợ m♎ua đồ ăn cho gia đình, tôi không chỉ phải nghĩ xem làm món gì mà còn đau đầu bởi không biết chọn loại 🌊nào thì ăn vào sẽ không bị bệnh. Thịt heo thì sợ dùng chất tăng trọng, hải sản thì được ướp ure, bánh thì sử dụng màu vô tội vạ...
Hiện tại, tജôi chỉ thích ăn đậu hũ và các loại củ quả như bí đỏ, khoai tím, khoai môn... vì có vẻ như các thứ này thì an toàn hơn, sẽ không bị phun hay ướp hóa chất. Nếu muốn thêm đạm, chắc nhà tôi sẽ ăn nghêu, ốc thôi hoặc vào siêu thị mua cá trứng, cá khô. Tuy vậy, tôi cũng không dám chắc mình đã chọn được loại tốt chưa, nên gia đình tôi đành chọn giải pháp: cố uống thật nhiều trà xanh và nước atiso - những loại nước mát - để khử bớt độc tố trong cơ thể khi lỡ ăn phải những thứ nhiễm hóa chất độc.
Trước đây, tôi rất thích ăn chả lụa và lạp xưởng. Nhưn𒁃g bây giờ phải bỏ cả hai món khoái khẩu này khi biết người ta dùng rất hàn the và muối diêm để làm cho chúng ngon hơn. (Muối diêm tạo màu đỏ tươi cho lạp xưởng, nó phân hủy axit amin của thịt, có chất nitrozamin, gây ung thư).
Vốn rất ham các loại bánh, giờ tôi cũng phải hạn chế ăn bởi biết để bánh được ngon người sản xu♔ất đã cho vào đó rất nhiều hóa chất, gồm chất ổn định, chất tạo mùi, chất bảo quản...
Nói chung, bây giờ, tôi cảm thấy thực sự không꧟ dám tin vào mắt, hay tay mình khi lựa chọn thực phẩm nữa. Bó rau mơn mởn có thể chứa rất nhiều chất độc. Miếng mực trắng phau, ngon lành cũng có khi từng bị thối rữa và qua bao công đoạn "mông má" mới đến tay mình. Thôi đành phải tìm cái nào có bao bì, có thương hiệu, ghi rõ trên đó nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Và tôi khuyên, các bà nội trợ khác cũng nên như vậy.
Tôi chỉ mong các nhà chức trách sớm có cách nào đó để ngăn chặn thực phẩm "độc" để người dân được sử dụng các sản phẩm thực sự an toàn. Và trước hết, tôi nghĩ, nhà nước phải tìm cách quản lý được việc buôn bán hóa chất. Nếu việc này được làm chặt chẽ, chắc chắn thực phẩm ♈sẽ bớt độc hơn và chúng ta sẽ đỡ mắc các bệnh tật, nhất là ung thư ﷽hơn.
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Chị Nguyễn Ngọc Anh Thư, Giám đốc Công ty đào tạo nữ công gia chánh Rosa (Biên Hòa, Đồng Nai), một chuyên gia ẩm thực, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các loại phụ gia thực phẩm. |