Tôi đọc bài viết Lương bác sĩ thua bảo vệ, lao công của tác giả Lê Thị Ái Liên mà chợt ngẫm nghĩ lại chuyện của mình. Chẳꦛng ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”, thế nhưng hạnh phúc của con người là được chia sẻ nên tôi cũng có đôi lời để mọi người cùng cảm nhận.
Tôi rất đồng cảm với những suy nghĩ của bạn Ái Liên, vì trước đây tôi cũng đã từng là viên chức ngành y tế. Tuy nhiên, tôi không làm công tác chuyên môn ngành mà làm công tác hành chính - nhân sự, vì thế tôi phần nào hiểu được lương của nhữn🌜g người làm ngành y (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý…), và những người làm bộ phận gián tiếp như🍌 chúng tôi cũng thế.
Cuộc sống của tất cả chúng tôi chỉ trông chờ vào 100% từ lương. Tôi từng chứng kiến lần 🏅lượt các bác sĩ có tay nghề xin thôi việc để ra ngoài làm với mong muốn thay đổi chất lượng cuộc sống, và tôi đã cảm nhận sâu sắc cuộ🉐c sống của chúng ta quanh quẩn mấy chữ “cơm, áo, gạo, tiền”.
Gia đình tôi cũng thế, không thể tránh được quy luật chung của xã hội. Chồng 🍎tôi, cũng từng tốt nghiệp loại giỏi trường đại🌸 học Bách khoa, ngành kỹ sư cơ khí chế tạo máy và có tay nghề chuyên môn cao. Anh có thâm niên 10 năm làm việc nhưng lương cũng chỉ khoảng 7 - 8 triệu. Liệu điều này có thỏa đáng không?
Những năm trước đây, anh cũng đã từng làm việc ở ngoài, do chưa có vợ con nên cũng chẳng quan tâm đến chuyện làm tư hay làm nhà nước. Năm 2004, khi anh quen tôi và tôi đã khuyên anh nên xin vào làm việc cho công ty nào đó tốt hơn, không phải lo lắng nhiều. Thế là anh vào làm cho một công ty liên doanh. Chắc chắn khi nghe ai đó làm việc trong một công ty liên doanh t🃏hì mọi người sẽ nghĩ lương sẽ rất tốt, thế nhưng điều này chỉ có người trong cuộc mới hiểu thôi.
Các bạn cũng biết đó, công việc của một kỹ sư cơ giới sửa chữa máy móc thì vô cùng vất vả. Suốt ngày phᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚải làm việc ngoài trời, nào là nắng, mưa, bụi bặm, dầu mỡ và những thứ độc hại khác. Lúc nào người cũng lấm lem dầu mỡ. Lúc rảnh rỗi, anh phải tự học, tự tìm hiểu, đọc tài liệu về kỹ thuật để đáp ứng đượ𝕴c công việc tốt nhất.
Trong công việc, tôi biết rất rõ anh là người có trách nhiệm cao. Anh làm việc với tất cả niềm đam mê và yêu thích. Ngày cũng như đêm, cơ quan có việc gọi điện là anh ♐lại tất bật chạy vào để xử lý.
Đôi khi tôi suy nghĩ vừa thương mà lại vừa giận chồng. Thương cho anh với sự tận tụy của mình mà lại được đáp trả có thế thôi. Tôi chợt nhớ có một câu nói rất hay: “Khi anh tâm huyết một cách vô tư với công việc mà anh làm, anh sẽ gặt ไhái được thành công". Thế mà, chồng tôi làm việc vất vả nhưng chẳng kiếm được nhiều tiền, tôi giận anh cũng bởi điều này.
Tôi trách sao lúc trước anh không chọn ngành tài chính hay ngân hàng thì có lẽ hơn không? Thế nhưng cũng suy nghĩ l🍸ại nếu ai cũng làm ngân hàng, làm tài chính, thì xã hội sẽ ra sao? ✱Tôi rất thích một câu trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”.
Tôi còn nhớ, năm 2006 lươℱng của anh khoảng 5-6 triệu (vàng khoảng 8 triệu m🌜ột cây), còn ngày nay vàng đã bỏ rất xa mức lương của chồng tôi. Dẫu biết rằng, sự so sánh này là khập khiễng, nhưng trong đời sống tất cả mọi thứ đều lên giá ào ào như ngựa phi (theo giá vàng) mà lương thì cứ chậm rãi như rùa bò. Với mức lương của chồng, tôi đi chợ đắn đo suy nghĩ mà đau cả đầu.
Tôi vẫn biết, muốn kiếm nhiều tiền thì phải tự mình đi ra ngoài làm. Nhưng một người làm kỹ thuật như chồng tôi mà nói đến chuyện làm ăn kinh tế💝 là chuyện thật khó. Vì 🥃trước đây anh cũng đã từng làm nhưng thất bại, như con chim gặp phải cành cong nên rất sợ.
Đây chỉ là câu chuyện thực tế của gia đình tôi mà ꦡtôi nêu ra đây, chỉ mong các nhà quản lý, các chuyên gia hoạch định tài chính hãy thực tế hơn để có giải pháp cụ thể hơn và hiệu quả hơn..., để những người làm kỹ thuật như chồng tôi có thể yên tâm với nghề mà cống hiến tài năng và sức lực với mức lương đáng được hưởng.
>> Xem thêm: Lương 7 triệu, mỗi tháng vẫn để dành 3 triệu đồng
Lương 15 triệu đồng vẫn bị 'âm' ở Hà Nội Tổng thu nhập một tháng của tôi không đủ chi tiêu, chưa nói chuyệওn để dư. |