Cả xã hội đang rất quan tâm, đầu tư cho giáo dục và mong sao giáo dục là đầu tàu, là động lực để đưa đất nước tiến lên, nhưng điều gì đã cản trở làm cho giáo dục nước nhà phát triển chưa tư🃏ơng xứng. Vì sao? Đó là câu hỏi𝓰 tưởng như dễ trả lời nhưng lời đáp vẫn là ẩn số.
Tôi có thâm niên gần 20 năm trong môi trường dạy học. 🌠Cứ đều đặn năm nào cũng vậy, dịp 20/11 chúng tôi luôn chìm ngập trong các điệp khúc “nhớ ơn”, “tri ân”, “ghi nhớ”, “trân trọng”... Nhiều lཧúc tôi tự hỏi: “Tại sao phải biết ơn?”. Tôi cùng các nhà giáo khác đều được lãnh lương hàng tháng cũng giống bao ngành nghề khác. Tôi làm việc, lao động đều được trả công xứng đáng, vậy có gì mà ca tụng, tri ân và biết ơn?
Quê tôi ở Miền Trung, hè nào tôi cũng v🥀ề thăm quê cả tháng trời, thấy tôi nhàn hạ nên đứa b🔯ạn thuở hàn vi mới khuyên con theo nghề của tôi. Ra trường, ở quê các trường đầy đủ giáo viên nên người bạn ấy nhờ tôi xin giúp dạy vào trong miền Nam. Nhưng tôi loay hoay xin hoài cũng chẳng được, trường nào cũng bảo dư chỉ tiêu…
Trường tôi dạy có gần một trăm giáo viên. Ai ai cũng dạy kèm, dạy thêm nên người thấp nhất thu nhập cũng trên mười triệu. Có nhiều người dạy toán, lý, hóa, anh văꦯn… thu nhập trên bốn năm chục triệu m𒁃ột tháng. Nghề dạy học nói gì thì nói cũng nhàn hạ hơn bao ngành nghề khác.
Ngoài dạy chính khóa trên lớp, tôi nghĩ nếu ai biết dạy thêm, dạy kèm🍸 thì thu nhập đâu đến nỗi gì mà phải rên rỉ, cần sự thương xót, ban ơn của những người khác. Cũng chính vì vậy, giờ đây rất nhiều người đua nhau vào học sư phạm, vì vậy mà xảy ra dư thừa giáo viên. Thậm chí tôi nghe nói một tỉnh ở miền Trung dư trên 10.000 giáo viên.
Hồi xưa, những người l🦩àm nghề giáo được xem là những người “ăn cơm nhà, vꦓác tù và hàng tổng”. Người ta hy sinh tiền của, công sức để lo dạy dỗ học trò nên người, vì vậy mà được “biết ơn”, “ghi nhớ “ là đúng đắn.
Tôi còn nhớ hồi học lớp 6, trường tôi nằm ở vùng quê miền núi xa thành phố, cô chủ nhiệm lớp tôi là cô D🎃iệp ở Đà nẵng . Cô trắng trẻo, cao ráo, xinh xắn, rất nhiệt tình và tận tụy. Hồi đó cả lớp không có sách giáo khoa, vở ghi cũng thiếu nên cô về thành phố mua lên cho chúng tôi. Đến mùa cấy, mùa gặt… cô tham gia giúp cùng người dân trong khu hợp tác xã… Những c▨on người như thế thì nên biết ơn, tri ân, còn giờ nhiều thầy cô dạy thêm, dạy kèm chưa hết tháng đã gợi ý học sinh nhắc phụ huynh đóng tiền.
Nói chung, tôi thấy giáo dục bây giờ khác hẳn ngày xưa… nên cần phải thay đổi các quan niệm về nghề dạy học. Theo tôi, muốn việc cải cách giáo dục hiệu quả thì đầu tiên cần phải giáo dục cho người꧋ dân, người học trò, giáo viên thay đổi một số quan niệm 💖như: “Học để làm gì?”, “quan niệm về người dạy, người học…”.
Thứ nhất là quan niệm “học để làm gì?”. Ngày xưa, ông bà ta quan niệm học để làm người, học để biết đối nhân xử thế, học để làm quan… Sự học ngày xưa gần như là cả đời (vì học để làm người), thi không đỗ năm này thi năm sau đi thi tiếp. Học để đỗ ông Nghè,⛦ ông Cống ch🌊o dòng họ, gia đình nở mặt, nở mày, để được cái danh này, danh nọ...
Ngày nay, sự học phải được nhìn nhận một cách thực tế hơn, đó là học để làm việc. Học nhiều, học cao để có một công việc ổn định, lương cao. Mong muốn của xã hội, thị trường, của nhà nước ta là muốn ngành giáo dục꧂ đào tạo ra những conℱ người có đủ kiến thức để làm việc, nguồn nhân lực phải đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội, tất nhiên sản phẩm đó phải đạo đức, lương tâm, thực thi đúng pháp luật…
Chính vì quan niệm mục đích của việc học chưa rõ ràng, còn bị ràng buộc bởi văn hóa của giáo dục cổ điển mà công cuộc cải cách giáo dục 🐽chưa tương xứng với mong muốn.
Ngay cả việc tổ chức thi cử cũng có nhiều bất cập. Năm nay tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT có trường 0%, nhưng năm sau đồng loạt cả ꧃nước gần 100%, rồi ý kiến này nọ, sự hốt hoảng, lo âu của các nhà giáo dục tâm huyết là cũng vì …chưa xác định đúng thực tế về quan niệm mục đích của việc học (học để làm gì?).
Ngay cả vấn đề thi để làm🙈 gì? Bỏ thi để được g🏅ì?... cũng trở thành vấn đề tranh cãi, để rồi có lúc ta thấy được sự lúng túng ở những nhà hoạch định chiến lược giáo dục.
Thứ hai là quan niệm về người dạy. Xã hội Việt Nam có truyền thống quá đề cao vai trò của người thầy (người dạy học), điều đó tuy tốt nhưng cũng dẫn đến nhiều tiêu cực. Những sản phẩm của g𝓀iáo dục bị méo mó, lệch lạc đều xuất phát từ đây.
Câu ca “muốn sang phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” tự bao đời đã thấm vào tâm hồn người Việt. Phụ huynh quá đề cao người dạy, đặt người dạy cao chó💝t vót (trên cả cha mẹ, theo thứ tự “quân, sư, phụ").
Quan niệm chung biến người dạy đồng nghĩa với bậc tu hành đức hạnh (sư), có quyền ban phát, gia ân cho người học, quyết định đến sự thành bại của người học… vô hình trung đã đẩy người dạy lộng hành, kiêu căng, cඣoi lớp học như lãnh thổ riêng của mình, chính vì vậy mới xảy ra bao nhiêu việc chì chiết, bán điểm, mua bằng… Do đó, nhiều người dạy không hết mình, không làm tròn bổn phận, lương tâm, trách nhiệm của người có nhiệm vụ dạy học.
Trước hết chú🌠ng ta nên quan niệm người dạy là người lao động giống như bao ngành nghề khác. Họ phải♔ chuẩn nghề nghiệp (kiến thức, hăng say, nhiệt tình…), phải có lương tâm, đạo đức, phải làm gương cho người học. Đó là mệnh lệnh, yêu cầu của nghề nghiệp, bên cạnh đó mọi người cũng đừng thần thánh hóa phẩm chất, đạo đức của người dạy để rồi có gì tiêu cực xảy đến với người dạy là cả xã hội rầm rộ lên án, miệt thị.
Vẫn còn một số quan niệm khác của ngành giáo dục cần phải được nhìn nhận thực tế, khách quan. Tuy nhiên trong bài viết này tôi chỉ mạnh dạn đưa ý kiến cá nhân của mình về hai vấn đề trên với mong muốn góp thêm ý kiến để giúp cho ngành giáo dục tạo nên những sản phẩm toàn diện về trí tuệ, đạo đức nhằm 🌸đáp ứng thiết thực nhu cầu của xã✨ hội về nguồn nhân lực, giúp cho đất nước phát triển nhanh, bền vững.
>> Xem thêm: Tặng phong bì cho cô giáo không phải là 'lót tay'
Chia sẻ bài viết của bạn về giáo dục tại đây.