Có bao giờ bạn phải sống trong bóng tối, cắt đứt hoàn toàn liên lạc v♔ới bên ngoài chưa? Thật khủng khiếp các bạn à.
Tôi sống ở một chung cư thuộc hàng t♏rung cấp trên đường Lũy Bán Bích (quận Tân Phú, TP HCM). Sáng 6/3 lúc tôi ﷽đang đi thì thang máy rung chuyển (cảm giác là bị rơi xuống), đèn bỗng vụt tắt. Lúc này chỉ có một mình tôi trong thang máy.
Trong đầu tôi lúc ấy nghĩ ngay đến câu chuyện những người bị chết ngộp trong thang máy mà tôi từng được đọc trên báo, xem trên phim. Sợ hãi là phản ứng đầu tiên của con người, tôi cũng vậy, cái cảm giác thật khủng khiếp…
Vốn là người luôn trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết, tôi nhớ ngay đến “bài học thang máy”, lấy điện thoại ra để bật sáng. Nhưng hỡi ôi, trời đất ơi, nhấn hoài cái nút báo động mà chả có tín hiệu gì. Một chút ánh sáng leo lắt cũng không có, càng nhấn nút thì thang máy càﷺng rung.
Thôi rồi, tôi thầm nghĩ: “Không biết người ta có biết mình kẹt trong này không”. Tôi nhớ có mấy lần mất điện tôi phải leo mười mấy tầng lầu lên xuống rồi, có lẽ nào tôi cũng ở trong này mấy tiếng đồng hồ không. “Liệu tôi có chết không nhỉ”?
Tiếp tục “bài học thang máy”, tôi bấm điện thoại gọi cho ban quản lý, bảo vệ chung cư. Nhưng bất thành. Điện thoại báo máy bận. Thôi tôi nhớ rồi họ đâu có dùng tổng đài đâu, bận là c꧃huyện đương nhiên.
Tiếp tục gọi lại thì lúc này điện thoại không có sóng, mọi ngày bước vào thang máy là sóng điện thoại chập chờn. Vậy mà lúc này chiếc Nokia vốn được mệnh danh sóng tốt lại không thể kết nối được.
Hoảng sợ…
🌜Tôi nhớ đến bộ phim hoạt hình trên ti vi mà tôi được xem cùng con tôi. Người đàn ông hướng dẫn một đứa bé rằng khi gặp nguy hiểm, điều đầu ti𒐪ên chúng ta làm là “phải hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, sau đó mới tìm cách giải quyết”.
Tôi hít thở thật sâu, thấy dễ chịu hơn. Tôi gõ cửa thang máy nhẹ nhẹ mấy cái (gõ mạnh sẽ ꦍlàm thang máy rung chuyển) và tôi gọi lớn “Có ai ở ngoài đó không? Giúp tôi với. Tôi bị kẹt thang máy rồi”.
Sau một vài lần như vậy thì có người nghe. Mộ💖t chị đáp trả: “Bị mất điện rồi”, “Chắc người ta đang sửa đấy, chị đợi chút đi”. Các bạn biết cảm giác của tôi thế nào không?
Tôi vui lắm, chí ít cũng🅠 có người nghe được tôi nói, may ra họ sẽ cứu được tôi. Tôi đề nghị: “Chị ơi, giúp🎃 em với, em ở trong này lâu lắm rồi, chị giúp em gọi bảo vệ đi”, rồi tôi đọc số điện thoại cho chị ấy gọi.
Qua lớp cửa thang máy chị ấy nghe không rõ, tôi phải đọc lại, rồi trong khi chị ấy gọi thì đèn thang mấy bật sáng. Thang máy báo “overload” rồi khoảng 30 giây sau nó bắt đầu chạy lại.
Tôi cảm ơn người chị đã đứng ngoài thang máy cố gắng giúp tôi, trong giây phút hoảng loạn ấy, một giọng nói, một lời trấn an đã giúp tôi bình tĩnh hơn.
Câu chuyện tôi kể vừa xảy ra hôm nay, giờ kể lại cho các bạn tôi vẫn còn mang cảm giác ghê sợ. Có thể nói đây là chuyện khủng khiếp nhất đến thời điểm này mà tôi gặp phải.
“Nếu trẻ con bị k💞ẹt thang máy thì sao nhỉ?”. (trẻ con dưới 6 tuổi không được tự ý đi thang máy, 𝄹nhưng liệu 6 - 12 tuổi có biết cách xử lý không) "Liệu chúng sẽ làm gì?”
Hoảng loạn, khóc lóc… và không biết có chuyện gì sẽ xảy ra nữa? Các ông bố, bà mẹ, chúng ta hãy trang bị cho con chúng ta những kỹ năng sống cần thiết, đơn giản, hữu ích nhất, để chắc rằng dù trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể vượt qua.
Thiết nghĩ,🎶 lúc đó đội bảo vệ chung cư, hay đội kỹ thuật của họ cử người đến trước thang máy và nói với tôi rằng. “Chị ơi, chúng tôi xin lỗi, thang máy gặp xử cố, chúng tôi đang xử lý, mong chị thông cảm và giữ bình tĩnh, thang máy sẽ hoạt động trong vài phút tới” thì có l🐲ẽ tôi cũng chẳng phải đấu trí với chính mình làm gì.
Có lẽ, văn hóa ứng xử của người Việt còn thiếu từ “xin lỗi” chăng? Vẫn nhớ câu chuyện của một vị giáo sư, ông ấy kể với chúng tôi rằng: ở phương Tây khi người ta đào đường, bao giờ cũng có dòng chữ “Chúng tôi vô cù💝ng xin lỗi vì sự bất tiện này gây ra cho các bạn…”. Còn ở VN ta đường chưa đào đã bị rào chắn cả chục mét rồi, đến khi đào thì đã thấy tấm biển ghi “Gia hạn lần 1”, “Gia hạn lần 2”, “Gia hạꦡn lần 3”, cứ thế cả mấy năm trời gia hạn mà mỏi mắt đi tìm dòng chữ “xin lỗi”…
Hương Đỗ
Chia sẻ câu chuyện, bài viết về cách thoát thân trong các tình huống khẩn cấp tại đây.