Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Vân Anh vì mấy lý do sau đây.
Một môn học như Lịch sử kéo dài nhiều năm, từ tiểu học đến hết phổ thông. Đó là quá trình tích lũy, nếu không tạo được hứng thú trong học sinh thì chỉ đối phó, học để cho qua. Học sinh Việt Nam không có c💛ơ hội để tiếp cận với lịch sử, học lịch sử làm gì nếu chỉ để nhớ các con số vô hồn, vô ích?
Tôi có dịp sang Mỹ, ở đây có vô số bảo tàng, từ thiên nhiê♐n cho đến nghệ thuật lẫn lịch sử. Các bảo tàng này hoàn toàn miễn phí cho học sinh sinh viên vào tham quan tìm hiểu. Tôi không có ý định so sánh điều kiện ở nước ta với Mỹ, tuy nhiên khả năng tự tìm hiểu của học sinh ta chắc chắc sẽ không bằng họ.
Bạn Vân Anh bảo rằng học sinh n🃏ên tự tìm tòi, tôi không phản đối, nhưng tìm tòi bằng hình thức nào? Chưa kể cách dạy học đọc chép hiện nay đã làm cho học sinh mất khả năng tự tìm hiểu. Hơn nữa, nếu không gieo được sự hứng thú cho trẻ thì đừng mong trẻ ham tìm hiểu. Không ai tìm tòi, nghiên cứu về cái mà mình không có chút hứng thú nào, đó là thực tế.
Một điểm nữa là tại sao dân ta lại có kiến thức về sử Trung Quốc hơn hẳn🔴 sử Việt? Đó là nhờ vào các tác phẩm văn học đặc sắc của Trung Hoa, hay các bộ phim truyền hình đầy hấp dẫn đại loại như "Hán Sở tranh hùng", "Tam Quốc diễn nghĩa", "Khang Hi vi hành", "Hoàn Châu Cách cách", "Tể Tướng Lưu Gù"... mà các bạn trẻ 🐼ngày nay đang chăm chú xem không bỏ tập nào.
Không phải các tác phẩm trên hoàn toàn xác thực theo lịch sử, tuy nhiên giá trị lịch sử của nó là không thể bỏ qua. Nó làm người ta quan tâm đến lịch sử hơn, chịu khó tìm tòi hơn để kiểm chứng các giá trị lịch sử trong đó, vô hình chung tạo một kiến thức lịch sử đáng kể cho một lượng đáng kể người xe🌠m.
Tôi không lên án riêng với giáo v༺iên về phương pháp dạy, bởi bố mẹ tôi cũng là giáo viên, tuy rằng không phải là giáo viên lịch sử. Tôi chỉ cho rằng, cách cả xã hội ta nhìn nhận về giáo dục là chưa được hoàn chỉnh. Nó không chỉ là trách n🦹hiệm của riêng ngành giáo dục, của phụ huynh, của học sinh mà là của toàn xã hội.
Chẳng hạn như đã nói ở ▨trên, lịch sử có khi không thấm nhuần từ môn học nhàm chán mà đến từ các bảo tàng hứng thú, đến từ các tác phẩm nghệ thuật đầy hấp dẫn mà không một ai trong chúng ta không muốn thưởng thức.
Suy rộng ra cho các môn học khác cũng vậy thôi, chúng ta đừng suy nghĩ học là đến trường nghe thầy cô giáo đọc để chép mà kiến thức đến từ nhiều nguồn khác nhau, đơn giản là phải làm sao cho chúng hấp dẫn, lôi cuốn và dễ tiếp thu. Ngoài ra, chỉ cần học những cái hữu dụng, trong khi chương trình h༺ọc của ta hiện mang tính nhồi nhét, học tất cả mọi thứ mà không cần quan tâm đến tính hiệu quả.
Tôi từng được dạy vô số thứ không cần thiết mà đến giờ vẫn không hiểu tại sao mình được học, trong khi nhiều kỹꦓ năng cần thiết trong cuộc sống lại chưa từng được nghe quꦿa, phải tự tìm tòi khi đã tốt nghiệp đại học.