Sắp tới đây, Bộ Nội Vụ sẽ có văn bản quy định văn hóa công sở. Theo tôi, đó là tín hiệu đáng mừng, đồng thời là quyết định phù hợp và kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên🧸, bên cạnh sự tán thành thì cũng có người phản bác rằng đây là điều nhỏ nhặt, không nên làm mà nên làm việc lớn lao là chống tham nhũng, chống chiến tranh...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc thiện dù nhỏ mấy cũng nên làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng nên tránh”. Tôi xin chia sẻ một số ý tưởng nhỏ sau đây về việc ♌trang phục giúp ích cho việc chống tham nhũng như sau:
Thứ nhất, về trang phục. Chúng ta nên quy định việc mặc đồng phục, bởi vì mặc đồng phục vừa thể hiện văn hóa của cơ quan, công sở đó. Hơn nữa, đây còn là cách nhằm quảng báꦫ thương hiệu cho nơi mình đang làm việc.
Khi mặc đồng phục, tự khắc bạn sẽ biết mình là ai và cần phải ứng xử như thế nào cho xứng đáng với t🐬rang phục mà mình đang mặc, cũng như cách hành൲ xử tương ứng tại cơ quan mình đang làm việc.
Người ta thường nói: “Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng🐼 người ta nhận ra thầy tu nhờ chiếc áo❀”. Đây là một kênh quan trọng để người mặc ý thức được vai trò, vị trí của mình trong công việc, công vụ.
Tôi cho rằng, người ta sẽ trở nên tử tế, nghiêm túc hơn khi biết xấu hổ, biết "sợ", sợ người khác biết mình, sợ người ta chụp hình mình với những hàওnh vi thiếu vă🌄n hóa, sợ không xứng đáng với cái áo đang mặc...
Ngoài ra, khi mặc đồng phục công sở, người dân hay khách hàng đജến liên hệ làm việc cũng sẽ dễ dàng phân biệt. Từ đó, nhanh chóng giải quyết công việc, tránh mất thời gian đi hỏi người này người kia. Tôi cho rằng đây là cách tiết kiệm thời gian, công sức của người dân.
Thứ hai, hiện nay tại các công sở vì chưa có quy định cụ thể nên ai thích gì mặc nấy, mỗi người mỗi kiểu tha hồ khoe khoang trang phục. Từ đó, dẫn đến việc một số ngườ𒊎i cứ hễ gặp nhau là “chấm” trang phục của nhau, khꦉen đẹp, chế xấu... điều này làm mất thời gian và gây lục đục nội bộ.
Thứ ba, cũng từ việ🤡c "chấm" trang phục của nhau nên xảy ra chuyện ganh tỵ, ghen ghét, thèm muốn trang phục hiệu để được người khác khen, để được hơn người khác từ đó nảy sinh ra vấn đề làm sao để có tiền mua trang phục đẹp, trang phục hàng hiệu, đắt tiền nh🀅ằm khoe với thiên hạ... Cũng chính việc này làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực.
Thứ tư, vì trang phục không quy định ngắn dài nên nhiều người ăn mặc quá hở hang, khêu gợi các đấng mày râu, “dê xồm” làm nảy sinh ham muốn, dục vọng dẫn đến chuyện sàm sỡ nơi công sở, rồi🤡 ngoại tình công sở… mà ngoại tình thì cần có tình phí (phí chính thức thì bị vợ quản lý) nên nhiều người phải tìm các💦h ăn hối lộ để có tiền lo cho bồ nhí ở cơ quan.
Theo tôi, cần phải sớm ban hành văn bản và có sự kiểm tra giám sát về tra✅ng phục công sở, có như vậy mới có thể giảm bớt tham nhũng, tiêu cực, góp phần phát triển đất nước.
>>Xem thêm: Ảnh độc chia tay từ màu áo học trò
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống, xã hội tại đây.