Là một nhà giáo, tôi không thể không trăn trở khi ngành giꩲáo dục nước nhà còn nhiều khó khăn, nhất là mỗi🃏 khi xảy ra những sự kiện trở thành những tiêu điểm của toàn xã hội.
Lương, đạo đức nhà giáo, đạo đức học sinh, chất lượng dạy, chất lượng học, cả chương trình sá🎀ch giáo khoa và phương pháp giảng dạy … là những cơn bão đã đến nhưng chưa thể qua đối với ngành giáo dục. Giờ lại là câu chuyện đề thi.
Bạn đọc cả nước đang tranh luận rất sôi nổi về đề thi “trinh tiết” của Đại học FPT v✨ừa qua. Người đồng tình cũng lắm, kẻ phản đối cũng nhiều. Người thích t꧋hì cho là đề thi “lạ” (hay, hấp dẫn, mới), kẻ không ưa thi chê “dở”, “phản thẩm mỹ”.
1. Có “lạ” không?
Tôi rất thích câu nói của anh Lê Hoàng (đạo diễn đꩵiện ảnh) rằng: có nhiều chuyện, mình cứ tưởng mình biết, mình say sưa nói với người ta, hóa ra có người còn biết hơn mình.
Tôi lại nhớ câu n🌊ói khá hài hước nhưng đầy trí tuệ của GS. Phan Trọng Luận thế này: ai đó đã từng hét lên sung sướng vì vừa nghiên c🐽ứu được một vấn đề mới, hay, nhưng có biết đâu rằng, vấn đề này người ta đã nói cách đây 50 năm rồi!
Trong🅠 một lần k🐠iểm tra đầu giờ, tôi có hỏi một học sinh lớp 11 về một nhà thơ mới mà em đã biết. Học sinh trả lời là em không biết vì chưa được học Thơ mới. Học sinh ấy đã quên rằng, ở chương trình lớp 8 đã có giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ với bài Nhớ rừng.
Thế là, cái gì quên cũng là chưa học! Về đề thi “trinh tiết” của Đại học FPT, ông Nguy🔯ễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn hóa, đã xác nhận là nó đã xuất hiệ𝓡n cách đây hơn 30 năm rồi.
Vậy có gì phải bàn nữa đâu mà “lạ” với không “lạ”? Tôi không dám ví với những học sinh không thuộc bài như💖 vừa kể, nhưng nếu ai coi đây là đề thi “lạ” thì cũng là “người lạ” thật!
2. Có “phản thẩm mỹ” không?
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng thì đề thi này hoàn toàn không trái với “thuần phong mỹ tục”. “Màng trinh” là một khái niệm sinh học. Còn "trin𒉰h tiết" là một khái niệm xã hội, chỉ người chưa từng quan hệ tình dục.
Nói đến một khái niệꦫm khoa học, một khái niệm xã hội như thế có gì là phản thẩm mỹ? Hơn nữa, quan niệm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ mỗi thời kỳ có khác nhau, thậm chí khác xa đến đối lập.
Th𓄧ời trước, chưa chồng mà chửa thì có mà꧙ “gọt đầu bôi vôi”, thậm chí “thả trôi sông”. Bây giờ, các chị em, “đẻ thiếu tháng” nhiều lắm. Có người đẻ thiếu đến 4, 5 tháng. Thế có sao đâu? Nhiều bố mẹ còn khuyết khích vì cho “chắc ăn”!
Học sinh THPT cuối cấp, tuổi 18, đã trưởng thành, tại sao không được bàn đến vấn đề “t🐠rinh tiết”? Cụ Nguyễn Du ở thế kỉ XVIII đã dùng thơ để bàn về “trinh tiết”, giờ là thế kỉ XIX, tại sao học sinh không được dùng văn để bàn về “trinh tiết”?
3. Thế nào là một đề thi hay?
Tôi chỉ dám bàn đến đề thi môn Văn thôi. Một đề thi hay, theo tôi phải đảm bảo những tiêu chí: đúng, vừa sức, mở (để học sinh phát huy sự sáng t𒁏ạo của mình), và trꦓọng tâm.
Đúng là đề thi phải ra trong chương trình của bộ môn. Vừa sức là đề thi phù hợp với đặc điểm đối tượng người dự thi. Mở là đề thi có thể có nhiều hướng giải quyết, phụ thuộc cách lập luận của người thi. Trọng tâm là đề thi phải ra vào phần kiến thức cơ bản của bộ 🗹môn. Học sinh vận dụng kiến thức cơ bản của bộ môn phải giải quyết được vấn đề đ✅ặt ra.
Tôi vừa ra một đề thi (một câu trong đề thi cuối kì) cho học sinh lớp 11 thế này: Cuộc sống hiện đại như một trường đua và thời gian là vàng. Yêu cầu vận dụng kết hợpꦰ thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận bình luận để giải quy🧸ết vấn đề. Không biết có “lạ” không?
4. Thế nào là một giờ dạy thành công?
Từ chuyện đề thi tôi nghĩ đ💜ến chuyện dạy. Câu chuyện này không đơn giản chút nào. Tôi không dám “đánh trống qua cửa các nhà sấm”. Tôi chỉ nói “ngu ý” của mình♔ thôi, mà cũng không dám nói nhiều.
Một giờ dạy thành công chắc phải được học sinh “đặt hàng” cho buổi học sau. Nghĩa là, đấy, thầy cứ dạy như 🔴thế, thầy nhé! Nội dung trọng tâm, phương pháp linh hoạt sáng tạo.
Học sin🐷h chủ động, sáng tạo, có thể vận dụng kiến thức để giải quyết được các vấn đề liên quan. Ngườꦰi dạy say mê, người học hào hứng, không bị bất cứ áp lực nào. Học sinh được đối thoại với bạn, với thầy, được phản biện vấn đề.
Tôꦦi nghĩ, nếu các trường THPT liên kết lại (thành cụm trường), định kỳ hàng năm mở một chuyên đề, để các giáo viên trình bày một tiết dạy thành công của mình trong năm học thì cũng thú vị đấy!
ThS. Bùi Thế Nhưng