Sau báo cáo của Ủy Ban giám sát Tài chính công bố tỷ lệ nợ xấu 8,6% tương đương 202 ꦕnghìn tỷ đồng, xử lý nợ xấu đang là vấn đề “nóng bỏng” nhất không chỉ trong giới tài chính, kinh tế mà của dư luận toàn xã hội.
Hơn nữa, việc “vênh” số liệu báo cáo nợ xấu giữa các ngân 🦩hàng (NH) và cơ quan quản lý nhà nước đã đặt ra một dấu hỏi lớn hơn về tính minh bạch và trung thực trong việc xác định nợ xấu, trích lập dự phòn♒g của các ngân hàng.
Ngân hàng thiếu “động lực” để xử lý nợ xấu
Thực tế các NHTM có rất nhiều “động 🅺tác nghiệp vụ” để “đóng gói” hoặc che giấu các khoản nợ xấu. Thứ nhất, ngân hàng có thể dùng thủ thuật gộp lãi và gốc thành khoản vay mới (re-finance) hoặc gia tăng thời gian ân hạn của khoản vay.
Ngoài ra, báo cáo của NHNN cũng cho thấy tài sản đảm bảo của nợ xấu là 134,8% so với giá trị khoản vay. Nếu xét theo công thức trích lập dự phòng 🐈R=(A-C).xr (trong đó R là giá trị trích lập dự phòng, A là giá trị khoản vay, C là giá trị tài sản đảm bảo và r là tỷ lệ trích lập dự phòng) thì rõ ràng nợ xấu tăng cao cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận NH.
Đây rõ ràng là một nghịch lý khi mà con số trích lập dự phòng của các NHTM hiện nay còn quá “khiêm tốn” s꧟o với tổng nợ xấu.
Một rào cản nữa khiến NHTM không muốn “xử lý” nợ xấu là do thủ tục kiện tụng, thu hồi tài sản thế chấp hꦜiện nay là cực kỳ phức tạp, có thể kéo dài vài năm, chi phí 💞xử lý nợ xấu là rất lớn.
Mua bán nợ xấu và tài sản thế chấp: cung có - cầu có
Tuy nhiên, nếu thực sự tài sản thế c💛hấp có giá trị cao hơn nhiều giá trị khoản vay, thì rõ ràng đó là những món hàng rất “hấp dẫn”. Tài sản thế chấp (đa phần là bất động sản) nợ xấu theo con số báo cáo của NHNN có thể lên đến 270 ngàn tỷ đồng, tạo ra một thị trường rất lớn.
Thực tế các NHTM muốn “bán” nợ, bán tài sản để xử lý dứt điểm “khối u” trong tài sản. Con nợ cũng muốn bán, vì khi đã thế chấp (thậm chí bị niêm phong) tài sản đó trở thành tài sản “chết”, việc bá🌜n tài sản có thể giúp doanh nghiệp xử lý dứt điểm dư nợ và thậm chí thu hồi được thêm m🐎ột lượng tiền mặt nếu giá trị tài sản cao hơn giá trị dư nợ.
Như vậy “nguồn cung” là rất dồi dào. Về phía bên kia, “cầu” cũng rất lớn. Nhu cầu người dân luôn mong mua được tài 🔯sản được dùng làm thế chấp (có giá thấp hơn giá thị trường).
Ngoài ra các định chế tài chính, các quỹ đầu tư n🐟ước ngoài, các công ty chuyên xử lý nợ tư nhân cũng đặc biệt quan tâm đến mảng thị trường này vì đây là cơ hội cho các thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) với giá hời.
Tại sao không để cho các công ty cùng ngành hay các tổ chức có tiềm lực tài 🎐chính tốt thâu tóm nợ xấu khi họ có khả năng tạo lợi nhuận/tái cơ cấu n﷽ợ tốt hơn là NH?
Chợ mua bán nợ xấu - tại sao không?
Suy luận logic, khi cung-cầu đều có thì người ta cần một cái chợ thay vì thành lập công ty mua bán nợ (AMC). AMC sẽ làm méo mó thị trường mua bán nợ, khiến nó trở thành độc quyền thay vì vốn dĩ nên là thị trường tự do. Mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi ích nhó༒m, hiệu quả hoạt động, tiêu cực v.v…
Rõ ràng nếu NHNN có động thái bắt buộc ngân hàng đem các tài sản thế chấp nợ xấu “lên sàn” (cùng sự đồng ý của con nợ),💃 giao dịch sẽ sôi động, nợ xấu sẽ được chuyển nhượng cho đúng đối tượn🧸g có nhu cầu, có nguồn vốn (thay vì dùng nguồn vốn ngân sách như AMC)
Tuy nhiên mộ♕t thị trường chỉ có thể được hình thành trên cơ sở minh bạch, công khai về “hàng hóa” và giá cả. Xem ra đây là một thử thách lớn đặt trong văn hóa “đẹp khoe xấu che” tồn tại bấy lâu nay trong hệ thống ngân𓆉 hàng nói riêng, hay nền kinh tế nói chung.
Nói thật, nếu có cái “chợ”♋ như thế, tôi cũng sẽ vác bị đến ꦯxem ngay.
Đỗ Chí Hiếu