Độc giả Dư Tháng Mười đặt câu hỏi sau khi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an có kết quả giám định chai nước Number One trong vụ ông Võ Văn Minh ♒(35 tuổi, ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè) bị khởi tố vì đòi Công ty Tân Hiệp Phát trả 500 triệu đồng cho chai nước ngọt được cho là có ruồi. Theo kết quả này, chai Number One có dấu hiệu can thiệp của con người vào phần nắp chai và làm cho nó bị biến dạng.
Cụ thể, dấu vết biến dạng nắp chai nướ gửi giám định có chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài hình thành do công cụ sắc nhọn tạo ra. Mực nước trong chai được đưa đi giám định thấp hơn so với những chai của hãng Tân Hiệp Phát đem đến để làm mẫu so sánh. Vụ việc này ngay lập tức 🔯nhận được hàng trăm ý kiến tranh luận của độc giả gửi về VnExpress.
Tại sao công ty Tân Hiệp Phát phải 3 lần cử đại diện đến thương lượng?
"Đặt tôi vào vị trí của Tân Hiệp Phát, tôi cũng sẽ không quan tâm đến chai nước đó nếu nhân viên mình xuống giám định nó là giả. Nếu nó là giả tôi sẽ kiện ông Minh tội bôi nhọ và tống tiền ngay lần đầu tiên thương lượng chứ không đợi tới 3 lần sau. Hơn nữa tại sao lại lấy mẫu chai từ công ty Tân Hiệp Phát đưa để so sánh với chai nước có vấn đề mà không lấy ngẫu nhiên một chai nước cùng nhãn hiệu đó trên thị trường?", độc giả Nguyễn Văn Toản thắc mắc.
"Nếu ông Minh tự bỏ ruồi vô chai nước thì ông Minh có đủ trình độ làm cho nắp chai khít như mới hay không và có đủ tự tin để đi tống tiền doanh nghiệp? Mặt khác, vỏ chai nước được tái sử dụng nhiều lần thì làm sao xác định được các dấu vết và mực nước trong chai chênh lệch so với chai đối chứng của doanh nghiệp?", bạn đọc Việt chia sẻ.
"Mọi người cũng nên đặt mình vào vị trí của giám đốc Tân Hiệp Phát. Khi chưa có được chứng cứ để chứng minh doanh nghiệp mình vô tội trong trường hợp này. Việc làm của Tân Hi🌌ệp Phát với ông Minh là phải cầm chừng để cho ông Minh không đem chuyện này lan truyền đến tai người tiêu dùng. Cho dù Tân Hiệp Pꦏhát chắc chắn là mình đúng đi chăng nữa thì cũng phải làm vậy.
Thử tưởng tượng, khi ông Minh đưa thông tin này lên thông tin đại chúng, với tốc độ lan truyền chống mặt của internet thì uy tín của doanh nghiệp sẽ đi về đâu? Khỏi cần phải nói, cộng đồng mạng đa số tiếp nhận thông tin không có chọn lọc và không có suy nghi kĩ càng. Vậy nên nếu thông tin đó mà được ông Minh tun🎐g lên thì sẽ làm thiệt hại nặng nề cho công ty Tân Hiệp Phát. Do đó việc làm của Tân Hiệp Phát là việc làm chữa cháy cần thiết", Huy Arsena nói.
Chai nước ngọt do công ty này sản xuất có ruồi ở bên trong ಌ☂hay không? |
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác cho rằng nguyên nhân dẫn đến ông Minh lâm vào nông nỗi này là xuất phát từ lòng tham. "Ông bà đã nói tham thì sẽ thâm. Chính anh đã ngã giá và tống tiền trước. Chỉ một chai nước ngọt chưa biết t𓆉hật sự có ruồi hay không mà ông đã đòi một tỷ đồng, rồi thương lượng xuống 500 triệu như vậy cꦍó tham quá không? Lợi dụng cái sai, cái dở, cái sót của người khác để trục lợi thì phải chịu hậu quả thôi", độc giả Phương Lam chia sẻ.
"Thời buổi thị trường cạnh tranh 'từng milimet', tránh được cái gì thì tránh, nhất là thời buổi mà miệng lưỡi con người lên ngôi thế này thì việc đi thương lượng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Dù doanh nghiệp họ có sai hay không thì họ cũng phải làm 🌜êm chuyện này, một đồn mười, mười đồn một trăm, l💞úc đó thì ai dập được.
Ai chia sẻ cũng bảo vệ anh chủ quán cơm. Nhưng xin thưa, nếu đặt vị trí của các bạn vào phía doanh nghiệp, liệu các bạn có bấm bụng bỏ 500 triệu đồng ra chỉ vì một chai nước không? Trong khi chưa biết chai đó có ruồi thật không hay là bị lừa. Tội này là cái tội tham, không ai bênh được nữa, tiền mà dễ kiếm như thế thì ai cũng giàu rồi", độc giả Khanh Nguyen bày tỏ.
"Hành vi của ông Minh là tống tiền, cưỡng đoạt tài sản. Sao lại nhiều người có thể nói là giao dịch tự nguyện được? Khi một bên là công ty kia bị uy hiếp, đe dọa buộc đưa tiền. Giống như kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc vậy. Nạn nhân buộc đưa tiền để thoát nạn thì khô💟ng lẽ đó cũng là giao dịch tự nguyện hꦕay sao?
Việc giám định chai nước chỉ nhằm làm sáng tỏ vấn đề là sản phẩm kia do ông Minh ngụy tạo hay do lỗi của công ty kia mà thôi. Nếu là lỗi của công ty thì công ty đó chỉ bị mất uy tín, vì nó chưa gây ra bất kì hậu quả nàඣo. Còn nếu là ông Minh ngụy tạo thì tội sẽ thêm nặng.
Đây cũng là bài học cho tất cả mọi người đừng vì tham lam mà vi phạm pháp luật. Trường hợp đó tốt nhất là kiện công ty đó vì sản phẩm lỗi, khi đó công ty sẽ quyết định theo đuổi vụ kiện hoặc thương lượng đền bù để rút đơn kiện. Giao dịch khi đó mới là hợp pháp. Chứ lại dùng nó để uy hiếp, ép buộc công ty kia trả tiền thì hành vi đó là cưỡng đoạt tài sản", bạn đọc An Do nói.
>> Xem thêm: