Là một công dân Việt Nam, tôi n🅠hận định rất rõ "đóng thuế" l♏à trách nhiệm của mỗi công dân, và tôi luôn tin rằng thuế mà tôi đóng cho nhà nước sẽ được sử dụng trở lại cho chúng tôi - những người đóng thuế.
Và như vậy, dù năm ngoái, tổng thu nhập cá nhân của tôi không nhiều vì tôi chỉ làm thời vụ, tôi vẫn đóng đầy đủ thuế thu nh𒁏ập cá nhân theo định mức.
Tôi xin bắt đầu choꦉ những trăn trở của mình về thuế thu nhập cá nhân bằng việc kể về trải nghiệm của mình trong suốt quá trình hoàn thuế.
Đầu tiên, tôi phải điền vào mẫu đơn "Xin hoàn thuế thu nhập cá nhân"... Tôi nghĩ đóng thuế là trách nhiệm của tôi, vậy hoàn thuế cũng là trách nhiệm của tôi ư? Chẳng phải là "công dân có trách nhiệm đóng thuế và có quyền được hoàn lại thuế theo quy định của pháp luật"? Vậy tại sao, tôi lại có trách nhiệm đi "xin" hoàn thuế trong khi rõ ràng, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho ngườ🔯i đóng thừa thuế phải là trách nhiệm của cơ quan thuế?
Tinh thần cơ bản của pháp luật là đảm bảo quyền của công dân và công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Vậy tại sao, tôi lại có thêm mộ�👍�t nghĩa vụ mà theo cá nhân tôi là bất hợp lý?
Thứ hai, khi kê khai thu nhập, tôi có hai khoản thu nhập. Một có hoá đơn tài chính và một khoản tôi đã làm mất hoá đơn tài chính. Cơ quan thuế trả💮 lời rằng: Anh chỉ được nhận phần hoàn thuế dựa trên các khoản có nộp chứng từ, còn các khoản mất hoặc không có chứng từ, anh không được hoà𓂃n.
Lại một lần nữa, tôi ꦉhết sức bức xúc. Rõ ràng, tờ hoá đơn tài chính nhằm mục đích xác nhận "tôi đã đóng thuế" chứ không có ý nghĩa thay thế cho tiền thuế mà tôi đã đóng. Vậy lập luận "anh không xuất trình hoá đơn đồng nghĩa với việc anh chưa đóng thuế" liệu có đúng hay không?
Trong bất kỳ một giao dịch hợp pháp nào, tờ hoá đơn hay biên nhận có giá trị giúp người thanh toán chi phí đó xác nhận mình đã thanh toán, nhằm giải quyết khiếu ꦐkiện khi bên được thanh toán phủ nhận khoản tiền đó. Như vậy, tờ hoá đơn thuế thu nhập cá nhân mà cơ quan thuế cấp cho tôi có thực🉐 sự bảo vệ quyền lợi của tôi hay không?
Ở đây, tôi cần làm rõ, khi khai báo lần đầu, vì không hiểu rằng mình cần khai báo toàn bộ thu nhập chứ không chỉ là khoản thu nhập có chứng từ hoá đơn, nên tôi kê khai thiếu, và phải bổ sung thêm sau đó. Như vậy, cơ quan thuế biết rất rõ ràng tôi đóng bao nhiêu t♏iền thuế mà không cần có tờ hoá đơn cơ mà?!
Với hai ý bức xúc trên, tôi có cảm giác người đóng thuế như tôi thiếu hẳn sự bảo vệ cần có cho quyền lợi cơ bản ꦏcủa mình. Ấy là còn chưa kể đến những lần đội nắng đi nộp hồ sơ xin hoàn thuế, tốn thời gian và bao nhiêu là công sức để đòi lại cái quyền của mình.
Rồi còn cả sự không đồng bộ trong q༺uy trình hoàn thuế. Tôi nhận phiếu hẹn và quay lại theo ngày hẹn, sau đó được cơ quan thuế thướng dẫn là phải sang kho bạc quận để nhận t🎃iền. Nhưng khi đến kho bạc, nhân viên kho bạc thông báo là "anh không cần qua kho bạc, vì anh đã đề nghị chuyển khoản".
Vậy là thêm một chặng đường đội nắng chỉ vì hai cơ quan k🌸hông thống nhất trong hướng dẫn quy trình, và cái khổ là ở người công dân.
Tôi xin mượn lời của một bác làm giáo viên về hưu non, cùng đi xin ꦛhoàn thuế thu nhập cá nhân chỗ tôi: " Chị đã làm việc hơn chục năm trước khi nghỉ vì bệnh, và nếu không vì hoàn cảnh bệnh tật, chị cũng không phải nai lưng đi xin hoàn thuế thu nhập như vậy đâu."
Vô tiền dễ, ra tiền khó - vốn là chuyện thường tình... nhưng liệu đ♐iều này áp dụng vào thuế liệu có còn thể hiện🎃 tính công bằng?
Năm nay, tôi đã có việc làm ổn định, nhưng còn tương lai thì không thể nói trước. Biết đâu,𓄧 lại có lúc tôi tiếp tục đi xin hoàn thuế thu nhập cá nhân. Khi đó, tôi thực sự hy vọng và tin tưởng༒ Nhà nước sẽ có những chính sách thay đổi phù hợp để việc đóng thuế trở thành một nghĩa vụ đi kèm với quyền.
>> Xem thêm: Tôi mất 2 ngày để nộp phạt vi phạm giao thông
Hoả Hồ
Chia sẻ bài viết về thuế thu nhập cá nhân tại đây.