Nắm bắt được thị hiếu của người Việt, các công ty, doanh nghiệp đã l💜ợi dụng ngay chính các số thuê bao mà khách hàng đã đăng ký tại nhà mạng. Họ tiến hành mua lại danh sách số điện thoại để gửi tin nhắn nhằm chào bán, giới thiệu sản phẩm hay trực tiếp gọi tới tư vấn cho khách hàng về sản ꦜphẩm, dịch vụ kinh doanh của mình.
Người thực hiện công việc này chính là các nhân viên tư vấn, môi giới của công ty và họ cũng là người trực tiếp nhận tin nhắn phản hồi hay cuộc gọi chửi mắng, xúc phạm của các chủ thuê bao. Một điều ít ngư♔ời trong chúng ta chịu hiểu rằng họ♎ cũng là những người làm công, ăn lương và đó là nhiệm vụ mà họ phải làm.
“Bơm♛ sim”quảng cáo bị chửi mắng không thương tiếc
Phần lớn, mọi người đều cho rằng hình thức quảng 🦂cáo này chỉ phù hợp và được xem là tiện ích với những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ đó. Còn đối với nhiều người, việc bơm sim quảng cáo hay các cuộc gọi số lạ gây phiền hà, quấy rối khiến họ khó chịu.
Chính vì thế, không ít nhân viên kinh doanh bị khách hàng phản bác bằng tin nhắn hay gọi điện thoại tới chửi mắng, trong đó có vô vàn những lời lẽ thô thiển, đầ🔯y xúc phạm.
Tôi có một 🐬người quen, tên Thu Hà. Chị vừa tốt nghiệp ngành Kinh tế vận tải biển của trường ĐH Giao thông Vận tải 🌃. Do chưa tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành của mình nên chị đành xin làm nhân viên kinh doanh tạm thời ở một công ty chuyên về bất động sản.
Công việc chღính của chị là môi giới, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu biết thêm thông tin về khu đất, căn hộ mà công ty đang chào bán, đồng thời chị cũng được công ty yêu cầu rao bán căn hộ.
Sau khi nhận việc, chị Hౠà cũng như nhiều nhân viên khác được ban lãnh đạo công ty cung cấp cho mỗi người khoảng từ 20 đến 30 sim điện thoại khác nhau và rất nhiều danh sách số điện thoại mà công ty đã mua lại từ các nhà mạng.
Không chỉ sử dụng điện thoại để gửi từng tin nhắn cho khách hàng, các nhân viên trên còn được công ty hỗ trợ phần mềm tiện ích gửi tin nhắn hàng loạt qua ꦐmáy tính, động tác này còn được gọi là “bơm sim”. Khi sử dụng phần mềm tiện ích trên, hàng trăm tin nhắn có cùng một nội dung đã được soạn ꦦsẵn sẽ được gửi tới khách hàng chỉ trong vòng một phút.
Cứ sau mỗi lần tiến hành công việc “bơm sim” như vậy, chị Hà và các nhân viên trong công ty sẽ nhận được những tin nhắn hay cuộc điện thoại phản hồi của khách hàng muốn biết thêm về căn hộ mà công ty đang rao bán. Với những khách hàng đang muốn hay có ý định muốn mua, họ sẽ được khách hàng tiếp chuyện một cách lịch sự, ngược lại chị và đồng nghiệp sẽ nhận được vô số những tin nhắn, cuộc gọi chửi mᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚắng không thương tiếc.
Chị Hà nói với tôi, không phải riêng mình công ty của chị mới thực hiện h🃏ình thức quảng cáo này, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp khác đều như vậy. Điều n🃏ày làm cho những người không có nhu cầu quan tâm tới dịch vụ quảng cáo khó chịu và xem đó là hành vi quấy rối.
Họ cũng chỉ là người làm công
Với vai trò là một nhân viên tư vấn, hàng tháng chị Hà và các nhân viên khác chỉ nhận được mức lương 2 triệu đồng/thán💙g, chỉ khi nào bán được căn hộ chị mới được hưởng tiền hoa hồng. Trong khi đó, nhân viên kinh doanh phải tự đăng ký sim t🧔huê bao trả sau để tiện gọi điện tư vấn cho những khách hàng quan tâm tới căn hộ mà họ rao bán. Ngoài ra họ còn phải tự túc tiền xăng xe đưa khách hàng đi thăm căn hộ.
Dù muốn dù không, đối với họ khách hàng phải là “thượng đế”. Với một nhân viên kinh doanh phải chào bán mặt🍨 hàng có trị giá lớn, để có khách thực sự muốn mua và quyết định mua không phải là chuyện dễ dàng, đơn giản. Có khi suốt ba, bốn tháng liên tiếp, họ không bán được căn hộ nào đều phải nhận số lương không đủ tiền chi mỗi lần phục vụ khách hàng.
Không phải "thượng đế" nào cũng có ý định chắc chắn khi nói sẽ mua căn hộ. Đôi khi chị Hà phải gọi điện tư vấn một hồi lâu nhưng khi đề cập việc mời khách đến xem và mua nhà thì khách hàng🍸 lại nói là muốn nghe cho vui chứ chưa có nhu cầu.
Những lúc như vậy chị lại muốn bỏ ⛎cuộc và thấy tủi thân khi những người khách ấy không hiểu cho công việc của mình. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều lần khách hàng nhận lời hẹn đi xem căn hộ, khi chị gần tới nơi hẹn thì họ lại bảo có việc bận, không đi được. Bởi vậy nói không quá khi ví nhân viên kinh doanh là những người “làm dâu trăm họ”.
Tôi nghĩ ai cũng c♛ó công việc riêng và đôi lúc gặp phải những khó khăn 🦹trong công việc của mình, vì vậy, bản thân mỗi người khi quyết định làm một việc gì đó tác động tới người khác thì các bạn hãy nên thông cảm và đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu được công việc mà họ phải làm.
>> Xem thêm: Học trung cấp, giờ tôi đi làm cho 5 công ty
Chia sẻ bài viết của bạn về học hànhꩲ, khởi nghiệp tại đây.