Cơ quan tôi mấy ngày nay rối rắm cũng bởi kì thi tốt nghiệp của các em học sinh lớp 12, người thì xin đi trễ, về sớm hay nghỉ giữa giờ, ngườ💟i xin nghỉ tr🔯ọn ngày. Lý do là họ đều có con đi thi. Với quan niệm, đời người mới có một lần thi tốt nghiệp, bố mẹ cần phải chăm lo chu đáo thì con yên tâm thi cử.
Mặc dù các dự án đã tiệm cận hết hạn mà vẫn chưa đâu vào đâu. Sếp lớn thì cứ hỏi thăm tiến độ, nhắc nhở tập trung, lưu ý. Th♐ế nhưng, ba bốn giờ có mặt ở văn phòng, các phụ huynh có con em đi thi thìꦦ cứ tự hào, rôm rả khoe con làm bài tốt, chắc chắn đỗ.
Rồi có người hỏi “sao sếp không đưa đón cháu Tuấn đi thi?”. Liền đó, có người giải thích: “Tuấn học ở Úc hai ba năm nay rồ🌱i, không có ở đây🅠 mà đưa với đón, sếp muốn đưa cũng chẳng được”. Có thật là sếp muốn đưa đón cũng chẳng được?
Cứ hẹn lại lên, n🌠ăm nào cũng có vài ngày báo chí chật chội thông tin, bài viết về phụ huynh đội mưa, đội nắng đưa đi, đón về những sĩ tử đã “trưởng thành”. Có ai đó hỏi: "18 tuổi, chưa ra đời, làm gì mà trưởng thành?". Trời, ai đó không đọc được thông♕ tin “học sinh chúc thầy cô sống khỏe trong lễ trưởng thành” sao?
Đành rằng là thương con, thương cháu, thương em nên phụ huynh đưa đi, đón về trong dịpꩵ quan trọng này để cổ vũ tinh thần cho các em, giúp cá༒c em yên tâm làm bài thi. Nhưng “em” cũng đã 18 tuổi rồi, vừa mới làm lễ trưởng thành ở trường phổ thông mấy ngày trước.
Các cô tú, cậu tú ai cũng hân hoan tự hào “ta 💞đã trưởng thành”, “ta đã lớn”, “đã sẵn sàng cho những thử thách lớn của cuộc đời. Vậy mà mới mấy ngày, chúng ta, những phụ huynh và những học sinh nỡ quên cái niềm tự hào đó rồi sao? Hay sự trưởng thành chỉ đơn giản là đến ngày đến tháng thì làm lễ như làm lễ thôi nôi cho đứa bé?
Tình thương, sự chăm bẵm ấy không khác mấy khi cha mẹ đưa đứa trẻ 4, 5 tuổi đi lớp mầm. Mười hai năm đi học và hơn 50 lần thi cửꩵ, thi giữaဣ kỳ, thi cuối kỳ, thi lên lớp… Phải chăng con số đó ít quá nên học sinh chưa quen, còn bỡ ngỡ với việc thi cử?
Có thể nói thi tốt nghiệp phổ thông là bước ngoặt đầu tiên của những người vừa mới “làm lễ trưởng thành”, một thử thách không hề khó, không hề có sự cạnh tranh hơn thua, không hề có tỷ lệ chọi. Đó là cơ hội đầu tiên và dễ dàng nhất 🧸để học sinh học cách tự lập, tự vận động.
Một bài test đơn giản cho mười hai năm mài mòn đũng quần ở nhà trường. Thế nhưng, phụ huynh không tin tưởng con em mình nên cứ sợ, không yên tâm để con tự đi thi, tự về và vô tình họ đã tước mất cái quyền tự đối mặt với thử thách của học sinh. Học sinh cũng ꦑgần như quên mất là mình đã “trưởng thành” và cần tự vận động để trưởng thành thật sự.
Tôi nhớ ông tôi thường nói mỗi lần nhà có tiệc, cỗ, rằng: “Ăn một bữa cỗ, lỗ một bữa🐻 cày, nên ai đến với mình trong những ngày này đều phải được trân quý, còn ai không đến cũng phải được trân trọng đúng mực vì họ đang lao động”.
Ngày xưa chưa xa🔴 ấy, ai cũng trân trọng từng phút giây để lao động. Mới mấy chục năm, mà câu răn dạy xưa đã lỗi thời rồi ư? 100 học sinh đi thi thì gần 50 phụ huynh bỏ bữa cày, điều này đồng nghĩa với việc gần 50 học sinh mất đi cơ hội để tự vận động bản thân xử lý mọi mặt củ🌟a thử thách đầu tiên trong đời.
Có 🅰phải 50 sĩ tử ấy chưa sẵn sàng để thi? Câu trả lời chắn chắn là không phải. Chỉ là các bậc phụ huynh lo sợ thế thôi. Cuộc đời còn muꦑôn vàn cuộc thi khác, khó khăn hơn nhiều, cạnh tranh khốc liệt và căng thẳng mà kết quả là thắng hay thua chứ không chỉ đỗ hay chưa đỗ.
Ai sẽ theo chân để hỗ trợ các thí sinh ở những 🅷cuộc thi về sau này? Nếu các phụ huyn🎃h trong công ty có con đi thi lo một, thì tôi nghĩ sếp lớn phải lo mười.
Tuấꦡn, con của sếp cũng chỉ là một học sinh, nhưng cậu bé phải đối mặt với sự khác biệt ngôn ngữ, khác biệt văn hóa và chỉ nhận sự quan tâm từ xa của🔥 những người thân đang ở Việt Nam.
Chưa biết tương lai ra sao, kết quả thế nào nhưng Tuấn vẫn sống, vẫn học và cũng thi c♋ử như bao học ♚sinh khác. Cũng giống như các sĩ tử không có phụ huynh đưa đón, các em đang học cách tự vận động để thi tốt, bước đầu đặt nền món🌟g cho những khát khao lớn hơn trong cuộc đờ🍬i.
>> Xem thêm:
Chia sẻ bài viết của bạn về học hành, thi cử tại đây.