Dư luận đang xôn xao trước thông tin hai mạng người bị cướp đi bởi một cô gái trẻ lái xe khi vừa tan cuộc rượu. Giọt nước mắt muộn màng của “tội đồꦿ” chẳng thể làm cho những nạn nhân xấu số kia sống lại, chỉ có nỗi đau là nhức nhối th꧟êm.
Thực ra, đây là chuyện không hề mới. Rượu - cái nguyên nhân “xưa như trái đất” ngày nào, tháng nào, năm nào… cũng là cội nguồn của tang thương. Theo thống kê từ Bộ Công an, 43% tai nạn giao thông xảy ra 🍒do lái xe sử dụng rượu, bia.
Báo cáo về chất có cồn 🌜và sức khỏe của WHO đầu năm 2014 cho hay: “Tại Việt Nam, 36% người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho p💃hép, 66,8% lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện”. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến 68% số vụ bạo lực gia đình và 38% số vụ gây rối trật tự an toàn xã hội.
Ở nước ta, tôi nh💞ận thấy một thực tế khá buồn cười (có lẽ cười buồn mới đúng), xin hài hước tạm gọi là “sự thần thánh của bia rượu”. Bàn nhậu là nơi thể hiện vô số thứ. Đàn ông coi bia, rượu như hiện thân của sức mạnh. Người nào uống bền bỉ, lâu say nhất mới xứng danh “đàn ông đích thực”.
Người ta mượn rượu bộc lộ tình nghĩa, sự chân thành, để làm quen, cảm ơn, xin lỗi… Người ta mặc định rằng, hành động cạn chén tỏ rõ sự nhiệt tình, thiện chí, cởi mở. Mọi sự chối từ, thoái th𒊎ác, trì hoãn, hay chỉ xin nhấp môi đều kém cỏi, đáng bị bêu riếu, coi thường.
Vô hình chung, rượu trở thành thứ công cụ, phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp, quan hệ, dù thân hay sơ, dù gần gũi hay khách sáo. Vào cuộc nhậu, ai nấy ra sức chuốc nhau thật nhiều, thật đã. Nhậu hết mình, nhậu thả phaꦦnh, nhậu tới bến, mới sướng, mớꦅi vui. Còn hậu quả thế nào thì hồi sau tính tiếp.
Tôi quen anh bạn làm giám đốc một công ty xây dựng, hầu như đi nhậu 7 ngày/ tuần. Hỏi căn nguyên, anh quả quyết: “Khó nói rõ ràng l💖ắm! Nhiều việc lớn nhỏ, cứ có tý rượu vào mới giải quyết được”. Mà công nhận, tôi từng chứng kiến không ít hợp đồng kinh doanh của anh bị ngâm cả tháng trời, ấy vậy mà đùng cái trên bàn nhậu, 🤡sau khi chén chú chén anh, đôi bên “ngà ngà”, anh lập tức có được chữ ký vàng ngọc của đối tác.
Chưa kể, nhiều đấng mày râu bất mãn với sếp, cãi nhau với vợ, đau khổ chia tay người yêu, cay cú vì lương tไhấp… cũng mượn rượu giải sầu, nhờ hơi men xua tan stress. Thế nên, chẳng quá bất ngờ khi hơn 90% đàn ông nước ta uống rượu. Đáng buồn hơn, đa phần những “đệ tử lưu linh” đều trong độ tuổi lao động hoặc là trụ cột cho gia đình.
Đến đây xin nói thêm, nếu bạn đã làm cha, bia rượu khiến bạn méo mó, xấu xí nghìn lần trong mắt conꦐ trẻ. Ông chú họ dưới Hải Phòng của tôi có độc mụn con cầu tự. Bình thường chú yêu con vô cùng, nhưng chỉ uống vài cốc rượu bỗng trở thành người khác hẳn: đánh vợ, chửi con, đập phá đồ đạc, thậm chí, nhơn nhơn mặc chiếc quần xà lỏn đi rông khắp xóm.
Quá sức chịu đựng, vợ chú đâm đơn l𒐪i dị. Đứa con trai duy nhất năm nay lên lớp 12, chẳng biết còn có nổi chút niềm tin, động lực nào để thi đại học? Có lần nó vừa khóc tức tưởi vừa tâm sự: “Ám ảnh lớn nhất tuổi thơ cháu là những trận đòn roi sặc mùi bia rượu của ba. Cả đời cháu không quên được”.
Cô bạn đại học của tôi vừa trở về Sài Gòn sau 6 năm du học Úc thì than phiền choáng với văn hóa nhậu thâu đêm suốt sáng nơi đây. Cô bảo: "Người nước ngoài họ uống bia, rượu rất khác mình. Trên bàn tiệc, mỗi cá nhân được tự do lựa chọn thứ đồ uống mình thích. Chẳng vấn đề gì nếu rượu không phải thứ chất lỏng bạn rót vào ly. Không ai cố nài ép người khác uống rượu bằng kỳ được hay mượn cớ khích bác, chuốc say. Họ c𓆉hỉ uống rượu trong bữa tối, thỉnh thoảng vào bữa trưa chứ tuyệt đối không uống buổi sáng, trong giờ làm việc. Và đặc biệt, dân lái xe không dùng đồ uống có cồn”ღ.
Ngẫm đi ngẫm lại,꧒ hình như đó là chuyệ🎃n “chỉ có ở bển”!
Ở ta, cơ quan chức năng liên tục tuyên truyền, răn đe, các chế tài xử lý liên tiếp siết chặt, tăng nặng: tăng thuế rượu bia♕, cấm quảng cáo rộng rãi, xử phạt người điều khiển giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép… Muôn phần vất vả mà kết quả thu được chẳng đáng là bao. Nhậu vẫn nhậu, phạt vẫn phạt, và… tai nạn vẫn như cơm bữa.
Ngã tư trên đường tôi đi làm có tấm áp phích tuyên truyền khá to, in hình vẽ một thanh niên phong độ đang chau mày lựa chọn giữa một bên là cuộc nhậu hoành tráng, một bên là vợ con tươi cười chờ đợi bên mâm cơm gia đình với dòng khẩu hiệu: “Đừng tham gia giao thông nếu đã ꦦuống rượu bia để niềm vui được trọn vẹn”.
Tôi tự hỏi, trong số bao nhiêu lượt người dừng đợi đèn đỏ hàng ngày൲, liệu mấy ai giật mình khi nhìn bức tranh đó, dòng chữ đó? Hay họ luônꦉ hờ hững phóng vụt qua với cái suy nghĩ của làng Vũ Đại “chắc nó trừ mình ra”.
Đọc loạt bài báo đưa tin rầm rộ về “Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia, quy định cấm bán rượu bia sau 22h” của bộ y tế, tôi hào hứng gửi link cho anh bạn doanh nhân. Anh cười nửa đùa nửa thật: “Ôi chao, có cấm đằng trời. Không bán sau 22h thì trước 22h ta mua sẵn thật 🍃nhiều để dự trữ, huề cả làng”. Nghe theo cách anh chống🎶 chế thì đúng là “cấm đằng trời thật”.
Suy cho cùng, cội rễ mọi vấn đề đều do ý thức mà ra. Ý thức của từng cá nhân chưa thay đổi, thì hành xử sẽ còn theo lối mòn muôn đời. Cũng chẳng có gì quá to tát, chỉ cần nhìn nhận cho đúng, cho trúng cái♓ gọi là “bản lĩnh” trên bàn nhậu.
Người bản lĩnh thực sự hoàn toàn không phải người “rót bao nhiêu cạn sạch bấy nhiêu” mà là người biết dừng khi đã chạm giới hạn, từ chối lái xe nếu chếnh choá𝔍ng hơi men.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, đánh đổi cả sinh mạng chỉ vì chén rượu bốc đồng, sĩ diện hão liệu🧸 có đáng? Dám nói không đúng lúc đồng nghĩa với việc tôn trọng, trân trọng chính bản thân mình, vì mình và an toàn của bao người khác. Thiết nghĩ, bản lĩnh ấy, quân tử thời nay mấy ai làm được?
>> Xem thêm: 'Đất nước nghèo vì đàn ông Việt ham nhậu'
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.