Vậy khi nào quay phim chụp ảnh là sai?
Thứ nhất, là người quay phim chụp ảnh xâm phạm quyền riêng tư của bác sĩ. Quyền riêng tư là quyền bất khả xâm phạm của bất cứ ai, được ghi rõ trong Đi🦹ều 21 Hi🎐ến pháp 2013.
Có thể coi hành vi xâm phạm quyền riêng tư, là người quay phim chụp ảnh cố ý xâm nhập vào phòng riêng của bác sĩ, sử dụng camera ẩn, quay phim chụp hình khi bác sĩ nữ cúi xuống để hở ngực, các tư thế🍨 nhạy cảm, hay trong nhà vệ sinh, thậm chí là khi bác sĩ đang khám bệnh.
Rõ ràng tr💮ong câ💙u chuyện ở bệnh viện Mắt Trung ương, cháu bé 8 tuổi đã được bác sĩ Minh khám xong, bác sĩ đang khám tiếp cho một cháu bé khác, nhưng hai người đàn ông vẫn xông vào gây sự.
Đ♈iều dưỡng đã làm đúng chức năng khi mời hai người đàn ông ra ngo𒀰ài, đợi khám xong bệnh nhân sẽ mời vào giải quyết sự việc, nhưng họ không đồng ý và tiếp tục gây rối, cố tình sử dụng camera ẩn để quay lại cảnh bác sĩ Minh gác chân lên ghế.
Hành động ấy có thể coi là cố ý xâm phạm quyền riêng tư của một bệnh nhi khác đang được bác sĩ Minh khám. Đó cũng là hành đ🥃ộng cố ý xâm phạm quyền riêng tư của bác sĩ Minh, bởi việc quay clip bác sĩ Minh không hề hay biết.
Thứ hai, là việc quay phim chụp ảnh với𓃲 mục đích thương mại mà không được sự đồng ý của bác sĩ.
Thứ ba, là quay phim chụp ảnh với nội dung sai lệch. Ví dụ quay cảnh bác sĩ khám ngực, thăm âm đạo nhưng lại chú thích sang những câu chuyện sàm sỡ, lạm dụng bệnh nh♑ân.
Pháp luật nói gì?
Điều 32 của Bộ luật dân sự 2015 qui định:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2.Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồnꦺg ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho ngư🌜ời có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liêܫn quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng꧟ hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Nếu bệnh nhân hoặc người nhà tự ý thực hiện hành vi quay chụp không được sự đồng ý 🍌của bác sĩ, rồi sử dụng hình ảnh ấy để phát tán, thì tùy vào mức độ có thể bị xử lý hành chính bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015, hoặc xử lí hình sự Tội làm nhục người khác tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù 🐭từ ba tháng đến hai năm”.
Việc bác sĩ Minh gác chân lên ghế trong lúc người nhà bệnh nhân điều qua tiếng lại, chỉ là hành độ𓃲ng có tính chất riêng tư. Đồng ý rằng đó là hành động không đẹp và không chuyên🎀 nghiệp, nó cần chấm dứt, nhưng nó không vi phạm đạo đức và quy chuẩn ứng xử giao tiếp, nên không thể đuổi việc bác sĩ Minh.
Rõ ràng, bố bệnh nhân có thể hợp tác để nghe bác sĩ Minh giải thích thêm về tình trạng bệnh tật của con, có thể góp ý nhẹ nhàng với hành vi gác chân của bác sĩ, thay vì quay clip rồi﷽ phát tán trên mạng với mục đích tiêu cực, để sự việc bị đẩy đi quá xa, vượt khỏi tầm kiểm soát.
Cuối cùng, đây là một vấn đề xã hội, bởi luật pháp chúng ta đã có đủ, nhưng khi nhận thức của mỗi con ngườ💖i còn giới hạn trong sự thù hằn và công kích, thì bảo vệ quyền riêng tư của mỗi con người vẫn còn là “sự lạ lẫm” mà thôi.