Tôi từng phỏng vấn một bạn học cao đẳng rồi liên thông lên ꦆđại học. Bạn ấy cho rằng bản thân có bằng đại học thì lương nhận sẽ cao hơn người khác. Bạn ấy bảo: "Em có kỹ năng phân tích, kỹ năng bla bla bla...".
Khi tôi hỏi: "Vậy em cho chị ví dụ về kỹ năng phân tích mà em có trong công việc trước đây". Bạn ấy✅ đưa ra một cái ví dụ không thể ngớ ngẩn hơn và khăng khăng rằng đó chính là kỹ năng phân tích vấn đề.
Sau đó, bạn ấy lại tiếp tục khẳng định: "Em có bằng đại học nên hơn người khác"ꩲ. Trong khi, em chỉ là ứng viên tốt nghiệp đại học hệ liên thông.
M🦋ột sinh viên khác cũng 🐷bảo với tôi, em có bằng đại học, muốn làm kỹ sư. Em chịu khó, siêng năng. Đây là câu trả lời khi tôi hỏi, em có gì nổi bật so với người khác để chị tuyển em? Thế nhưng siêng năng, chịu khó thật không khi mà tốt nghiệp cả năm trời lại ở nhà, không đi làm gì cả. Ấy vậy, em lại chỉ đòi vào vị trí kỹ sư chứ không phải vị trí kỹ thuật viên.
Bạn ấy tốt nghiệp bằng 🌞loại trung bình cũng giống bạn trên. Cả hai bạn đều đòi lương 10 triệu đồng. Cả buổi phỏng vấn tôi vẫn không hiểu được học hành thế này, suy nghĩ kỹ 🅺năng thế này mà cứ cho rằng mình có bằng đại học là mình giỏi và mình sẽ được lương cao.
Đến nay, những bạn sinh viên mới ra trường mà tôi phỏng vấn, đa phần đều tự cho mình giỏi mà không biết xã hội bây giờ đầy người giỏi thực nhưng họ vẫn chịu khó đi lên từ công việc đơn giản nhất để lấy kinh nghiệm. Chứ không ngạo nghễ và đòi♕ hỏi như các em này.
Bài viết của tôi chỉ là một khía cạnh thôi. Tôi thấy si💝nh viên bây giờ nhiều bạn thất nghiệp cũng vì ảo tưởng sức mạnh nhiều lắm.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.