Ngay sau khi Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng kết🦋 thúc phần báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Tráng A Pao ngay lập tức lên tiếng về tình trạng lãng phí tài sản công. Cơ quan có thủ trưởng mới đồng nghĩa với thay xe mới, tu sửa phòng làm việc. Theo ông cần phải quy định mới về định mức, tiêu chuẩn mà cán bộ được hưởng như: Đi xe loại gì, nhà bao nhiêu m2, đi công tác được hưởng chế độ ra sao.
"Tiêu chuẩn, định mức cho cán bộ hiện nay không rõ, không sát với tình hình giá cả nên ít người thực hiện. Chún🐷g ta hô hào chống lãng phí thì phải có quy định cụ thể về định mức, tiêu chuẩn cán bộ được hưởng. Nếu chi tiêu vượt ngưỡng là vi phạm🐼 và phải hoàn trả. Nếu nặng thì sẽ bị kỷ luật", ông Pao nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu cũng băn khoăn: T♛iêu chuẩn, định mức cán bộ được hưởng hiện nay đã sát thực tế chưa? Theo bà, dự luật không cần quá chi tiết, nhưng phải quy rõ trách nhiệm của công chức, cơ quan quản lý công chức.
Ngoài vấn đề lãng phí tài sản công, xây dựng cơ bản, bà Thu còn bức xúc trước tình trạng lãng phí chất xám, lãng phí tài nguyênꦇ thiên nhiên. "Mỗi năm nhà nước chi bao nhiêu tiền cho đào tạo sinh viên. Nhưng ra trường nhiều em không làm đúng nghề. Để xảy ra những lãng phí ấy, ai chịu trách nhiệm?", bà Thu đặt vấn đề.
Một trong những điểm mới của dự luật là vấn đề giao khoán kinh phí hoạt động, giao tự chủ tài chíꩲnh cho các cơ sở, tổ chức. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên Trần Thị Tâm Đan khẳng 🧸định phương án này chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn. Bà Đan lấy dẫn chứng ở ngay các cơ quan của Quốc hội. Sau khi khoán điện thoại, số tiền hằng tháng cơ quan này trả cho ngành Bưu điện giảm hẳn.
"Để tiết kiệm, chúng ta 𒆙nên quy các khoản chi cho công chức như xe công, điện thoại... vào lương.𝔍 Hiện nay, nhiều người lo ngại khi tính cả vào lương thì khoản tiền này sẽ vọt lên cao, gây dư luận không hay. Nhưng tôi cho rằng, dân mình thông minh lắm. Họ biết hiện nay các cán bộ lương thấp, nhưng còn có các chế độ khác ngoài lương".
Theo dự luật, sẽ tiến hành công khai 9 lĩnh vực như kinh phí, vốn ngân sách nhà nước cấp; quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước, quy hoạch kế hoạch xây dựng, đất, dự án đầu tư... Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu tỏ ý tán thành: "Lâu nay chúng ta vẫn nói c🦹ơ quan đoàn thể, dân giám sát. Nhưng các lĩnh vực như quy hoạch kinh tế, vốn ngân sách, dân làm sao biết mà giám sát. Công khai cũng là cách để ngăn chặn và phòng ngừa lãng phí".
Dự luậℱt Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí sẽ trình Quốc hội, lấy ý ki♐ến tại kỳ họp thứ 7.
Việt Anh