Ngày 1/11, tại hội thảo “Bức xạ ion hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế” do Cục Năng l🐲ượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức với 20 tham luận nêu nhiều kết quả ứng dụng trong lĩnh vực này. Một trong số đó là y tế và nông nghiệp có nhiều kết quả rõ nét.
Trong y tế,🌱 cả ba lĩnh vực là y học hạt nhân, điện quang và xạ trị đã thể hiện rõ vai trò của năng lượng bức xạ.
Nhờ các thiết bị chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT), máy chụp cộng hưởng từ (MRI) thế hệ mới cho hình ảnh chính xác, độ phân giải cao giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm, xác định đúng giai đoạn 🐓bệnh, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh nhằm kéo dài thời gian sống thêm.
Trong điều trị ung thư, các kỹ thuật điều trị tiên tiến như xạ trị điều biến liều, xạ trị điều biến thể tích, xạ trị định vị, xạ phẫu, xạ trị mô phỏng bằng PET/CT, cấy hạt phóng xạ, xạ trị tr🦩ong chọn lọc, xạ trị trong mổ, điều trị miễn dịch phóng xạ,... đã được áp dụng tại nước ta. Mỗi năm có hàng c🥃hục nghìn bệnh nhân được ứng dụng các phương pháp này để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Theo GS Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệ𝔍nh viện Bạch Mai, trong tương lai các kỹ thuật ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến khác như PET/MRI, xạ trị sử dụng proton và ion nặng, xạ trị kích hoạt neutron... sẽ được nghiên cứu á🐼p dụng tại nước ta.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, tính đến năm 2017, Việt Nam đã công nhận và đưa ra sản xuất 69 giống đột biến nhờ chiếu xạ, gồm lúa, đậu tương, hoa, ngô, táo, lạc và bạc hà. Các giống đột biến tạo ra đã có đóng góp đáng kể vào phát triển sản xuất nông nghi𝔉ệp.
Trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ bức xạ cũng được nghiên cứu và ứng dụng trong kiểm tra chất lượng cọc nhồi các trụ cầu, độ chặt nền đường, móng nhà xưởng, chất l♊ượng mối hàn...
Cũng nhờ có chiếu xạ, hàng hóa thủy hải sản, nông sản phục vụ⛎ xuất khẩu của Việt Nam được nhiều bạn hàng các nước đón nhận.
Hiện cả nước có 9 thiết bị chiếu xạ quy mô công nghiệp được đầu tư tại các cơ sở ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long và Cần Thơ. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước 🌸💞có nhiều thiết bị so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan 4 máy, Indonesia 4 máy, Malaysia 6 máy).
Dù đạt được nhiều thành tựu song Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng kết quả ứng𒐪 dụng năng lượng nguyên tử chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Cần nhận diện các khó khăn và đề xuất nhiệm vụ trọng tâm để Việt Nam có thể khai thác tối đa những tiến bộ trong y tế, công nghiệཧp, nông nghiệp cũng là yêu cầu được Thứ trưởng Tùng đưa ra đối với cơ quan quản lý và nghiên cứu lĩnꦺh vực năng lượng nguyên tử.
Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006, tܫrong đó nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là nhữ𒀰ng nhiệm vụ quan trọng đã được xác định cho từng bộ, ngành, địa phương.