Tại diễn đàn người lao động chiều 28/7 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn Công ty SWCC SHOWA Việt Nam Nguyễn Minh Sơn đánh giá cao gói hỗ trợ lãi suất tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội do Chính phủ ban hành trong Đề án một triệu căn hộ. Tuy nhiên, mức lãi suất 8,2%/năm 🦩"quá sức chịu đựng" của người có thu nhập thấp đô thị. Thời gian ưu đãi của gói tín dụng đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn, gây tâm lý bất an cho công nhân, người lao động khi vay.
"Thực tế gần như công nhân lao động chưa tiếp cận được nguồn vốn này", anh Sơn nói, đề nghị Quốc hội giám sát, Chính phủ có giải pháp giúp người lao độn𒊎g tiếp cận nguồn vốn.
Chị Đào Thị Loan, công nhân Công ty 🎃Công nghiệp Hài Mỹ (tỉnh Bình Dương) cho biết hầu hết công nhân phải thuê nhà trọ, diện tích chật hẹp, ẩm thấp, tạm bợ, sinh hoạt khó khăn. Đề án xây một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân và người người có thu nhập thấp là tin vui đối với công nhân, nhưng chị và đồng nghiệp cũng lo lắng khi được biết doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở xã hội. Nữ công nhân mong Quốc hội sớm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thừa nhận gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng ✃đang gặp khó khăn về nguồn cung nhà ở cũng như điều kiện, thủ tục để nhận hỗ trợ. Gói hỗ trợ này cũng chỉ giảm lãi suất ⛎1,5-2% so với dự án thương mại. Thủ tướng đã chỉ đạo và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng thương mại tích cực triển khai.
Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 43 về chương trình phục hồi phát triển kinh tế, người lao động có thể vay từ gói 15.000 tỷ đồ🀅ng ở Ngân hàng chính sách xã hội các địa phương. "Với các gói hỗ trợ này, công nhân, người lao động thu nhập thấp sẽ có cơ h♉ội để mua và sở hữu nhà ở xã hội", ông Sơn nói.
Trả lời thêm nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chủ trương khi sửa đổi Luật Nhà ở lần này ﷽"không đặt nặng 🎉sở hữu nhà ở mà là giúp người lao động có chỗ ở". Vì vậy, nhà xã hội sẽ phát triển hài hòa ba hình thức gồm xây để bán, xây cho thuê và thuê mua (trả góp).
Chính phủ đang đề xuất Tổng liên đoàn Lao động được làm chủ thể đầu tư🅠 là꧟m nhà ở xã hội. Vấn đề này liên quan đến nhiều dự án luật, như Đất đai, Đầu tư, Kinh doanh bất động sản và Quản lý tài sản công; đồng thời còn ý kiến còn khác nhau nên sẽ được nghiên cứu, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý vấn đề "lệch pha giữ🌜a công nghiệp hóa và đô thị hóa". Tại một số địa phương, nơi có 🧸nhiều khu công nghiệp lại không có chung cư, nhà ở, công nhân phải thuê nhà dân. Cũng có nơi đô thị hóa quá nhanh, đi trước công nghiệp hóa dẫn đến khu nhà xây xong không có người ở.
Ông đề nghị Bộ Xây dựng, các cơ quan nghiên cứu kỹ khi quy hoạch tỉnh, đô thị và nông thôn, đảm bảo tích hợp hài hòa. Như ở Singapore, đơn vị xây dựng khu công ng🀅hiệp phải tích hợp quy hoạch cả khu đô thị trong đó.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật🥃 Hoàng Thanh Tùng cho biết dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) xây dựng nhiều chính sách phát triển nhà ở xã hội và lưu trú cho công nhân ở khu công nghiệp. Trong đó, nhà lưu trú cho công nhân là chính sách mới, trước đây chưa triển khai. Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng sẽ xây nhà lưu trú công nhân ngay trong khu công nghiệp, cho thuê với mức giá ưu đãi. Những chủ đầu tư xây nhà lưu trú cũng được hưởng chính sách tương tự như xây dựng nhà ở xã hội.
"Các cơ quan sẽ nghiên cứu quy định ༒về chính sách riêng hỗ trợ xây dựng nhà ở công nhân, coi đây là thiết chế quan trọng của khu công nghiệp", ông Tùng nói.
Sơn Hà - Hồng Chiêu