Chị Hồng Nghi là công nhân Công ty may Mi🐼nh Hoàng nằm trên đường Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp. Cách đây một ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtuần, khi thành phố phát hiện ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn quận, ngay lập tức chủ xưởng yêu cầu gần 100 lao động tạm nghỉ việc chờ thông báo mới.
"Nghe tin lòng dạ tôi rối bời", nữ công nhân quê Cần Thơ cho hay chồng làm thợ hồ nhưng cả tháng nay không ai thuê, chi tiêu gia đìওnh trông vào tiền lương tháng 5 triệu đồng của chị. Trước khi ra về, mỗi công nhân được công ty tạm ứng 3 triệu đồng. Đây là nguồn sống của✤ cả nhà chị Nghi có 4 người trong những ngày nghỉ việc.
Thu dọn đồ đạc, chị Nghi rời khỏi công ty, đi ra chợ mua chục ký gạo, mắm, muối, vài quả trứng, mấy con khô, ít rau hết hơn triệu đồng rồi về phòng trọ trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 14. Từ hôm đó, thay vì ngày ba bữa cơm cả nhà thống nhất giảm còn hai. Bữa sáng, trưa gộp làm một, ăn lúc 10h, buổi tối lúc 16h. Thức ăn được tiết 🐲giảm chỉ còn một món kho và canh.
Gia đình chị Nghi rời quê lên Sài Gòn hơn 3 năm thì gần một nửa thời gian đối mặt với Covid-19 nên tiền làm bao nhiêu tiêu hết, không để dành được đồng nào. "Học hành của hai đứa nhỏ, phòng trọ, điện nước, ăn uống...", người mẹ hai con xòe bàn tay liệt kê 🥃các món tiền cần chi sắp tới mà chưa biết xoay sở đâu. Trước mắt chị sẽ xin bà chủ trọ cho nợ tiền phòng tháng này với lời hứa "hết dịch đi làm có tiền trả ngay".
May mắn hơn chị Nghi vì vẫn có việc làm nhưng gần một tuần nay nữ công nhân Hoàng Thị Ánh Tuyết, 36 tuổi, không được gặp con do phải cách ly tại nơi làm việc. 17 năm gắn bó với Công ty cổ phần thiết bị nhà bếp Vina ở Khu công nghiệp Tân Bình, ꦐchị Tuyết nói "đây là những ngày không thể nào quên".
Sáng 28/5, vừa vào xưởng chị nhận tin công ty có ca nhiễm là nhân viên♔ liên quan Hội tꦜhánh Truyền giáo Phục hưng ở Gò Vấp. "Lúc đó tôi sợ lắm", trong đầu nữ công nhân hiện lên hàng loạt câu hỏi mình có tiếp xúc không, nguy cơ lây nhiễm, con nhỏ ở nhà ra sao... Sau đó toàn bộ công ty bị phong toả. Những người tiếp xúc gần bị đưa đi cách ly tập trung, lao động còn lại được lấy mẫu xét nghiệm, ở lại nhà máy 14 ngày.
Chị Tuyết gọ💧i điện về cho chồng thông báo tình hình, dặn cả nhà đừng đi đâu, theo dõi sức khỏe. Sáng đó, anh chạy từ phòng trọ ở Bình Tân sang, mang áo quần, các vật dụng cá nhân tiếp tế gửi cho vợ, rồi tất tả về trông con. Chị bắt đầu những ngày làm việc, ăn, ngủ, sinh hoạt ngay tại nhà máy với gần 800 đồng nghiệp, mỗi tối được gặp gia đìn💞h qua điện thoại.
Ông Phan Thanh Phổ, Chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần🌳 thiết bị nhà bếp Vina cho biết, ban đầu công nhân khá hoang mang nhưng tổ phản ứng nhanh phòng chống Covid-19 của nhà máy đã nhanh chóng trấn an bằng phương án ăn, ở, sinh hoạt cụ thể. Tất cả chi phí được doanh nghiệp chi trả.
Công ty mở thêm 80 nhà vệ sinh, lắp 70 vòi nước, mua hơn 800 chiếc chiếu, mấy ngàn móc áo, lắp thêm quạt ở nhà xưởng, thuốc xịt muỗi, dung dịch sát khuẩn. ⛄Nhà xưởng được dọn dẹp, mỗi công nhân có 3-4 m2 để ngủ. Công ty tổ chức 3 bữa ăn chính, 2 bữa phụ. Giờ ăn và ra ca sắp xếp giãn cách, không tập trung đông người. Mỗi công nhân có con dưới 6 tuổi được công ty hỗ trợ mộtꦡ triệu đồng.
"Chúng tôi dự trù mọi tình huống xảy ra khi vẫn phải đả✱m bảo 🧜sản xuất, vừa chống dịch, vừa chăm sóc công nhân trong thời gian cách ly", ông Phổ cho hay vừa xử lý xong một trường hợp công nhân mắc thủy đậu. Không thể đưa công nhân ra ngoài, ông gọi video cho bác sĩ khám trực tuyến. Bác sĩ kê đơn thuốc, sau đó ông nhờ bên ngoài mua thuốc chuyển vào. Công nhân này được ở phòng riêng, sinh hoạt theo chế độ đặc biệt, để tránh lây lan.
Là nhà máy đầu tiên ở TP HCM bị phong tỏa 🐻do có ca nhiễm Covid-19, ông Phổ thừa nhận công ty không có kinh nghiệm nên mỗi ngày lắng nghe ý kiến công nhân để hoàn thiện dần, bổ sung thêm những vật dụng cần🧸 thiết. Hôm qua, công đoàn Các khu chế xuất và công nghiệp tặng hơn 100 thùng sữa, 65 thùng mì gói, móc áo quần và dung dịch vệ sinh cho gần 400 chị em.
Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Gò Vấp Nguyễn Thị Bạch Yến cho hay, quận có gần 25.000 công nhân và lao động, trong đó nhiều công nhân trực tiếp sản♑ xuất ở các nhà máy có cuộc sống khó khăn. Hiện khoảng 400 công nhân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đợt bùng phát dịch lần này. Để hỗ trợ người lao động, công đoàn gửi tặng các phần quà gạo, đường, dầu ăn... Một số chủ nhà trọ giảm tiền phòng, tặng quà cho người thuê phòng ảnh hưởng bởi dịch.
TP HCM có 1,6 triệu công nhân, trong đó các khu công nghiệp, khu chế xuất có khoảng 280.000 công nhân và 3.000 chuyên gia. Với đặc thù làm việc tập trung đông người, môi trường kín, sinh hoạt ở♑ nhà trọ chật chội, đông đúc... nếu dịch xuất hiện ở khu công nghiệp d🌸ễ bùng phát lây lan. Ở đợt dịch lần này, thành phố đã ghi nhận 4 ca bệnh là công nhân ở các nhà máy trong cụm, khu công nghiệp.
Mới đây Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quyết định chi hỗ trợ khẩn cấp công nhân ảnh hưởng bởi Covid-19. Mỗi người mắc bệnh được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng và 1,5 triệu đồng với lao động c♒ó hoàn cảnh khó khăn đang cách ly tập trung. Công nhân cách ly tại nhà, lao động mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, phả🌠i nghỉ việc do ở nơi bị phong tỏa nhận hỗ trợ 500.000 đồng...
Lê Tuyết