Hôm 28/8, êkíp lần đầu công bố vai ông Ba bắt rắn qua poster cꦜhính thức. Trong tiểu thuyết gốc và bản truyền hình, ông Ba là cha của Cò, giỏi bắt rắn, tính hào sảng, phóng khoáng. Ông Ba bao bọc An, giúp cậu bé đi tìm cha trong thời loạn lạc đầu thế kỷ 20.
Đạo diễn Quang Dũng cho biết chọn Công Ninh vào 𝓀vai vì đánh giá tạo hình anh hợp nhân vật. "Với gương mặt khắc khổ, mái tóc lòa xòa điểm muối tiêu, vóc dáng rắn rỏi, tôi tin Công Ninh khắc họa được hình tượng chú Ba bắt rắn một thời trong ký ức của bao thế hệ", đạo diễn nói.
Công Ninh cho biết được đạo diễn mời đóng vai ông Ba từ giai đoạn khởi quay cuối năm ngoái, không cần qua casting. Ban đầu, khi êkíp ngỏ lời, anh thoáng chần chừ vì nhân vật vốn là vai kinh điển của màn ảnh nhỏ thập niên 1990, ghi dấu qua diễn xuất nghệ sĩ🦂 Mạnh Dung. "Sau đó, tôi nhận ra mỗi thời, mỗi tác phẩm, mỗi đạo diễn sẽ có cách xử lý khác nhau, nên không còn e dè trước cái bóng lớn của đàn anh", Công Ninh nói.
Anh cùng đoàn làm phim trải qua nhiều ngày quay ở rừng tràm Trà Sư (An Giang), Đồng Tháp. Nghệ sĩ nói không ngại trước các cảnh bắt rắn vì đã thuần thục các kỹ năng tương tự. Thời gian quay, Công Ninh có nhiều cảnh đóngജ cùng bé Cò (Kỳ Phong), An (Hạo Khang), bất ngờ trước lối diễn tự nhiên, nhẹ nhàng c♒ủa các em nhỏ.
Nghệ sĩ Công Ninh 61 tuổi, nổi tiếng với các phim Ai xuôi vạn lý, Mẹ con Đậu Đũa, Đời cát, Blouse trắng. Ngoài đóng phim, anh dàn dựng nhiều vở kịch sân khấu. Vở Dạ cổ hoài lang do anh làm đạo diễn ở sân khấu 5B TP HCM, đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995. N⛦ăm 1999, anh đoạt giải "Nam diễn viên xuất sắc" ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12. Năm 2011, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Trong bản truyền hình của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, Mạnh Dung gây ấn t🍒ượng với phong thái đặc trưng chất miền Tây của nhân vật ông Ba, dù nghệ sĩ gốc Bắc. Ngoại hình gầy gò, khắc khổ, đôi lông mày, bộ râu bạc là yếu tố đầu tiên khiến đạo diễn nhắm ông cho vai.
Lúc bấm máy, Mạnh Dung sợ vì không có kinh nghiệm bắt rắn. Trước khi quay, ông phải l🦂àm qu🃏en với rắn hổ mang. Êkíp cho người may miệng, hút nọc rắn, bố trí chuyên gia để hỗ trợ ông xử lý tình huống nếu con vật tấn công. Mạnh Dung càng ám ảnh khi bạn diễn trong phim - cố nghệ sĩ Hồ Kiểng - từng bị rắn cắn suýt chết. "Nhưng khi đã diễn, tôi quên bản thân, lao vào cảnh quay, đến mức khi phim công chiếu, khán giả không hề biết rằng tôi vốn rất sợ rắn", ông từng nói.
Đất rừng phương Nam ra rạp ngày 20/10 sau gần một năm khởi quay ở nhiều tỉnh miền Nam. Đơn vị sản xuất nắm bản quyền làm phim từ sáu năm trước, song lúc đó chưa đủ kinh phí lẫn điều kiện thực hiện. Quang Dũng giữ lại tên phim giống tiểu thuyết gốc, thay vì lược mất chữ "rừng" như bản truyền hình Đất phương Nam năm 1997. Nghệ sĩ Vinh Sơn - đạo diễn Đất phương Nam - làm cố vấn sản xuất. Diệp Thế Vinh đạo diễn hình ảnh, nhạc sĩ Đức Trí là giám đốc âm nhạc. Phim do nhà sản xuất Nguyễn Trinh Hoan - giám đốc đơn vị làm phim Bố già, Tiệc trăng máu, Tháng năm rực rỡ - phụ trách.
Phim truyền hình Đất phương Nam ra mắt năm 1997, dài 11 tập, về cậu bé An mồ côi mẹ, tha phương đi tìm cha. Sau khi phát sóng, tác phẩm gây sốt, trở thành một trong những phim truyền hình kinh điển với nhiều thế hệ khán giả.trở thành hình tượng đẹp trong ký ức nhiều thế hệ khán giả, bên cạnh các nhân vật khác như bé An (Hùng Thuận), thằng Cò (Phùng Ngọc), ông Ba bắt rắn (Mạnh Dung), bác Ba Phi (nhà văn Mạc Can).
Mai Nhật