Các tác phẩm văn học luôn là mảnh đất màu mỡ cho nghệ thuật thứ bẩy nhưng không phải nền điện ảnh nào cũng biết cách khai thác nguồn tài nguyên phong phú đó để chuyển thể thành phim. Điện ảnh châu Âu vẫn được đánh giá là hàn lâm nhưng những bộ phim chuyển thể ăn khách nhất lại thuộc về Hollywood với Gone with the Wind, Romeo và Juliet, Les Miserables, War and Peace…
Bằng cách phù phép 💃biến tác phẩm văn chương thành “con gà đẻ trứng vàng”, các nhà làm phim Hollywood không những tạo cho các tác phẩm vĩ đại một đời sống mới mà còn giúp đưa những kiệt tác văn chương kinh điển đến gần với đại chúng hơn. Đằng sau câu chuyện “gà đẻ trứng và𓂃ng” đó, hẳn có một “công thức chuyển thể” nhất định như một bí quyết mà nhờ đó Hollywood thành công.
Bí quyết thành công đầu tiên nằm ở xu hướng chọn đề tài. Với tinh thần hướng đến đại chúng, phim của Hollywood nói chung và phim chuyển thể của Hollywood nói riêng chủ yếu khai thác những đề tài thu hút số đông khán giả ở mọi tầng lớp và mọi dân tộc: tâm lý tình cảm (Romeo and Juliet, Gone with the Wind, Pride and Prejudice, The Great Gatsby); hành động/ tội phạm (The Godfather, The Shawshank Redemption, The Green Mile); kinh dị (The Shining, The Silence of the Lambs, The Ring, The Mist) và khoa học giả tưởng (Alice in Wonderland, Harry Potter, The Hunger Games, Twilight).
Nhờ chiến lược chọn những đề tài có tính vấn đề, Hollywood đánh vào thị hiếu tò mò, ưa phiêu lưu, khám phá và trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau của số đông khán giả. Tuy nhiên, không vì thế mà các tác phẩm điện ảnh chỉ đơn thuần có giá trị minh họa cho tác phẩm văn học. Thậm chí có những tác phẩm văn học được đông đảo độc giả biết đến hơn nhờ chính tác phẩm điện ảnh chuyển thể như The Godfather, Slumdog Millionaire, The Help…
Với hệ thống sản xuất chuyên môn hóa và sự góp mặt của những ngôi sao, các câu chuyện được đưa lên phim bởi một ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Những câu thần chú, những quái vật bí ẩn trên trang văn của J.K. Rowling lần đầu tiên được nhảy múa sinh động cùn🐭g cây đũa thần của Harry Potter trên màn ảnh. Các độc giả mến mộ cậu bé phù thủy dường như được bước vào thế giới kỳ diệu của phép màu, được cùng chàng ngồi trên chiếc chổi bay và lao đi đuổi theo trái bóng giữa không trung. Cuộc hòa điệu của màu sắc, ánh sáng, âm thanh dưới sự phù phép của kỹ xảo điện ảnh thực sự đưa người xem đến với những trải nghiệm chưa từng có.
Ngoài chiến lược thỏa hiệp giữa tính thương mại và tính nghệ thuật, sự thành công với doanh thu đ𝓰áng mơ ước từ những phim chuyển thể của Hollywood còn nằm trong quan niệm và cách tiếp cận tác phẩm văn học của những nhà làm phim. Có thể thấy xu hướng bình dân và đại chúng hóa những☂ điều lớn lao từ các tượng đài văn học thành những điều giản dị, gần gũi chính là một trong những điểm then chốt khiến Hollywood đến gần được với công chúng.
Nhất quán trong kết cấu thắt nút - mở nút rõ ràng, những tác phẩm văn học đa tầng đa nghĩa như Life of Pi được tái hiện sinh động, hấp dẫn bởi những màn trình diễn kỹ xảo mãn nhãn. Nhờ hiệu ứng 3D trong kỷ nguyên của công nghệ, hình ảnh chú cá voi xanh khổng lồ tung tẩy vờn sóng nước hay cơn mưa cá chuồn ào ạt trên biển thực sự đưa người xem vào thế giới của câu chuyện, dẫn dắt họ tham gia cùng cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Pi và chinh phục họ bởi những điều “mắt thấy tai nghe” thay vì những hình dung mơ hồ về một cuộc đấu tranh sinh tồn được kể trong tiểu t♐huyết.
Sự minh định rõ ràng các giá trị thiện - ác, tốt - xấu cùng những kết thúc hoàn chỉnh, sáng tỏ cũng là một chiêu thức để thoả mãn và chiều 🤡chuộng người xem. Các nhân vật anh hùng, thiên tài vốn sinh ra với sứ mệnh cao cả như Harry Potter, Sherlock Holmes sau mọi cuộc chiến cuối cùng cũng đứng về phía chính nghĩa và đẩy lùi cái ác, cái xấu ra khỏi thế giới con người.
Điều quan trọng hơn cả chính là sự khôn ngoan của Hollywood trong việc chọn cho mình một chiến lược mang tính thương mại là đánh vào nhu cầu giải trí của công chúng. Mỗi tác phẩm của Hollywood giai đoạn về sau luôn là một cuộc chơi của kỹ xảo và công nghệ với những cảnh quay hoành tráng, những pha hành động ngoạn mục và những hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt - những cơn mưa sao trên biển trong Life of Pi, chiếc váy bốc cháy vũ điệu của lửa trong The Hunger Games hay những cuộc phiêu lưu rượt bắt xuyên không gian của ma cà rồng và người sói trong Twilight… Có lẽ đó cũng chính là điểm phân biệt lớn nhất giữa điện ảnh🌃 Hollywood và điện ảnh châu Âu với chủ trương nghệ thuật thuần túy, cách làm phim chỉ hướng đến một nhóm đ൩ối tượng khán giả nhất định.
Với xu hướng đó, có thể thấy trong thời gian tới, bên cạnh những tác phẩm kinh điển, những tiểu thuyết best-seller của Marc Levy, Haruki Murakami và mảnh đất phì nhiêu của các nền văn học tiềm năng khác🍸 như Trung Quốc, Nhật Bản vẫn sẽ là một “mỏ quặng” đầy hứa hẹn đối với các nhà làm phim Hollywood.
Khán giả hoàn toàn có quyền chờ đợi một ngày câu chuyện chàng hoàng tử bé đi lạc xuống Trái Đất lên phim cũng như sẽ không nhiều bất ngờ nếu một ngày War and Peace hay Gone with the Wind, The Godfather được làm lại (remake). Với những “bí kíp” chuyển thể của riêng mình, H🔯ollywood hẳn sẽ còn khuynh đảo công chúng yêu điện ảnh thế giới bởi những tác p💝hẩm chuyển thể “khổng lồ” về cả chi phí sản xuất lẫn doanh thu.
Tuy nhiên, điều không khó để dự đoán trước là sự lên ngôi như vũ bão của hiệu ứng kỹ xảo, cไông nghệ trong thời hiện đại sẽ kéo Hollywood theo xu hướng tìm đến những tác phẩm hư cấu, những tiểu thuyết lịch sử dựng lại các đại cảnh chiến tranh hoành tráng thay vì những tác phẩm nghiêng về giá trị tư tưởng và mang nặng chiều sâu tâm lý.
Thùy Anh