Tôi đanꦇg được Công ty đóng bảo hiểm ở m꧃ức 215.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, công ty tôi đang trong thời gian khó khăn nê🌞n ꧋việc đóng bảo hiểm cho năm 2013 chưa được thực hiện (nợ bảo hiểm).
Hiện tôi mang thai được 2 tháng, đến giữa năm 2014, tôi sẽ nghỉ để sinh con. Tôi không rõ là nếu công ty vẫn chưa đóng bảo hiểm cho đến năm 2014 thì việc th🎃anh toán cũng như hưởng các chế độ thai sản của tôi như thế nào. Vì hiện vài ba chị em trong công ty nghỉ sinh trong năm 2013 phải chịu hoàn toàn tiền viện phí. Những trường hợp nằm viện lâu ngày cũng tự phải thanh toán, do bảo hiểm chưa đóng, nên bảo hiểm y tế coi như chưa được muꦰa, các nhân viên trong công ty không ai có bảo hiểm y tế. Nhân sự của công ty giải thích là hiện công ty nợ bảo hiểm, việc ốm đau hoặc khám chữa bệnh thì phải tự chịu, còn sinh con thì công ty vẫn giải quyết cho chị em nhưng sau khi công ty đóng tiền bảo hiểm. (sinh đứa đầu, tôi được nhận tiền trợ cấp thai sản sau khi con được gần 1 tuổi).
Vậy, tôi có thể tự mua bảo hiểm y tế để tham gia khám chữa bệnh theo bảo hiểm được không? Nếu mua lẻ một mình, tôi phải tìm đến cơ sở nào để mua. Thêm vào đó, tôi lo lắng cho việc đóng bảo hiểm xã hội của mình, tôi có thể tự đóng bảo hiểm và chốt, rút sổ ở công ty đang làm sang một công ty khác đóng hoặc đóng qua UBND phường xã nơi tôi thường trú hay không? (Mai Hoa)
Trả lời:
Thứ nhất, về việc hưởng trợ cấp thai sản:
Theo Quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều 🌸kiện hưởng chế độ thai sản 🍌được xác định như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”
Như vậy, do chưa đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2013, nếu tiếp tục không đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2014 thì bạn không được hưởng trợ cấp thai sản, do không đáp ứng được yêu cầu “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con” theo quy định tại khoản💟 2 Điều 28 Luật Bảo hiể♊m Xã hội.
Thứ hai, về việc đóng bảo hiểm tự nguyện:
Theo quy định tại khoản🌱 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì các đối ��tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.
♏ Như vậy, trường hợp của bạn là trường hợp tham giܫa bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về 🃏bảo hiểm tự nguyện thì đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện bao gồm:
“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.
2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.
3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.
4. Người lao động tự tạo việc làm.
5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.
6. Người tham gia khác.
Các đối tượng quy định tại Điều này sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.”
Như vậy, bạn kh🎉ông thể tự đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế của 💜bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp có nhu cầu, bạn có thể mua các gói dịch vụ bảo hiểm y tế của các tổ chức bảo hiểm khác ngoài bảo hiểm xã hội.
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Việt Phương
Bộ Tư pháp