Công ty khởi nghiệp Cosmoleap của Trung Quốc thông báo đã gọi vốn hơn 14 triệu USD để phát triển tên lửa tái sử dụng Yueqian và hệ thống thu hồi, Interesting Engineering hôm 5/11 đưa tin. Thước phim mô phỏng hoạt động của Yuওeqian hé lộ thiết kế rất giống hệ thống phóng Starship của SpaceX. Yueqian rơi xuống từ không trung trước khi được tóm gọn bởi một cặp đũa máy. Tháng trước, SpaceX làm nên lịch sử khi thu hồi tầng đầu tiên của Starship là tên lửa đẩy Super Heavy giữa không trung bằng tháp phóng.
Tên đầy đủ của Cosm♌oleap là Công ty công nghệ chuyển giao Bắc Kinh Dahang, thành lập hồi tháng 3/2024. Cosmoleap tỏ ra khá tham vọng khi khởi đầu với dự án tương tự hệ thống phóng Starship của SpaceX. Hiện họ đã thuyết phục được c💎ác nhà đầu tư họ có đủ trình độ và kinh nghiệm cần thiết. Shenergy Chengyi, Tiangchuang Capital, Legend Capital, và một số công ty đầu tư khác đã tham gia vào vòng gọi vốn.
Dù trông rất giống Starship, tên lửa Yueqian của Cosmoleap không hướng tới sao Hỏa. Cosmoleap đang phát triển tê𒈔n lửa để hỗ trợ xây dựng Internet vệ tinh. Starship cũng được thiết kế để triển khai vệ tinh Starlink phiên bản 2 của 🎃SpaceX. Cosmoleap sẽ tiến hành chuyến bay thử đầu tiên của Yueqian trong năm 2025 hoặc 2026.
Kế hoạch của Cosmoleap có thể q🌳uá sức đối với một công ty chưa bao giờ bay lên quỹ đạo trước đây. Tuy nhiên, Yueqian sẽ nhỏ hơn nhiều so với Starship. Tên lửa này chỉ cao 75 m, so với chiều cao 121 m c🎃ủa Starship. Yueqian có thể chở 10.460 kg hàng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Lượng hàng sẽ giảm xuống 6.280 kg khi thu hồi tầng đầu tiên.
Trên thực tế, Cosmoleap đang lên kế hoạch chế tạo một tên lửa lớn hơn Starship, cao 126 m. Theo công ty, phương tiện có thể chở 100 tấn hàng lên quỹ đạo thấp và 36 tấn khi tái sử dụng. Tên lửa mới đó sẽ phóng lần đầu vào năm 2030. Nếu thành công, đây sẽ là tên lửa lớn nhất thế giới. Cosmoleap hy vọng họ có thể 🥃đạt những thành tựu ấn tượng như SpaceX.
An Khang (Theo Interesting Engineering)