Khái niệm "đưa bóng đá chuyên nghiệp vào học đường" được hiểu theo nghĩa là: cá⛦c giáo án, giáo trình đều được xây dựng bởi các chuyên gia quốc tế và được giảng dạy theo một chương trình xuyên suốt, tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau, như một môn giáo dục thể chất tại trường học. Chương trình sẽ bắt đầu triển khai vào đầu học kỳ 🀅II của năm học này.
"Kh🔥i còn thi đấu ở Nhật Bản và Bồ Đào Nha, tôi nhận thấy môi trường bóng đá học đường rất phát triển. Ở đó, cầu thủ được chơi đùa với nhau để rèn luyện thể chất, tinh thần đồng đội chứ không hẳn là học để thành cầu thủ bóng đá. Do đó, sau khi giải nghệ tôi đã thành lập học viện bóng đá CV9 để dạy các em về kỹ năng bóng đá, tinh thần đồng đội và ý thức trong thể thao", Công Vinh chia sẻ tại lễ ký kết giữa Tập đoàn Nguyễn Hoàng và Học viện CV9 tại TP HCM.
"Sau bốn tháng hoạt động, học viện của tôi hiện có khoảng 200-300 em từ 5-9 tuổi theo học. ൩Do đó, khi tham quan hệ thống các trường học của tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, tôi nhận thấy họ có cở sở vật chất tốt, sự toàn tâm toàn ý đầu tư thể chất cho thế hệ trẻ nên tôi đã hợp tác cùng họ. Tôi từng thi đấu nên hiểu được tầm quan trọng của bóng đá học đường nên hy vọng dự án này sẽ là cú hích lớn trong tương lai ở các trường học".
Học viện CV9 của Công Vinh đang có Giám đốc kỹ thuật là những cựu cầu thủ nước ngoài, trong khi giáo viên là các cựu tuyển thủ như Lê Sỹ Mạnh, Phan Văn Tài Em, Nguyễn Hồng Tiến... "Chúng tôi không hướng tới đào tạo cầu thủ chuyên nghiệp. Nhưng, trong quá trình giảng dạy, nếu chúng tôi nhận thấy những em nào c𝓡ó năng khiếu bóng đá thực sự sẽ cùng nhau ngồi lại bàn bạc với gia đình các em để xem nguyện vọng của gia đình như thế nào và định hướng theo chuyên nghiệp nến họ có nguyện vọng như thế", Công Vinh cho biết thêm.
Đức Đồng