1. Fed hạ lãi suất khẩn cấp để cứu kinh tế Mỹ
Đầu tháng 3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ thông báo hạ lãi suất tham chiếu về quanh 1-1,25%. Đây là động thái được dự báo từ lâu, nhưng Fed đã không chờ đến p💎hiên họp chính sách 2 tuần sau đó để làm điều này.
Đại dịch khi đó đã lan đến Mỹ, nhưng ảnh hưởng vẫn còn rất nhỏ. Tuy nhiên, Fed đã hành động ngay, vì đây là cách duy nhất để trấn an nhà đầu tư rằng họ không phớt lờ rủi ro t🧔ừ Covid-19. Ngay trước đó, chứng khoán Mỹ đã có tuần tệ nhất kể từ năm 2008. Bản thân Fed cũng cảm thấy phải khẩn trương để ngăn kinh t💮ế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Chưa đầy 2 tuần sau, họ tiếp tục hạ lãi suất về 0% - 0,25% - thấp nhất kể từ năm 2015. Fed đồng thời cam kết mua thêm trái phiếu chính phủ, công bố hàng loạt biện pháp kích thích khác để duy trì dòng chảy tín dụng và đôla Mỹ. Mức lãi suất này đến nay vẫn được giữ nguyên 🎉và có khả năng duy trì đến năm 2023. Nhiều tháng qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell thường xuyên cảnh báo về triển vọng kinh tế Mỹ trong trung hạn và thúc giục chính phủ tăng kích thích tài khóa để tăng tốc đà phục hồi.
2. Hàng loạt nền kinh tế rơi vào suy thoái
Bất chấp chính sách nới lỏng chưa từng có tiền lệ được tung ra để cứu kinh tế, ngay từ đầu năm, hàng loạt dự báo u ám về triển vọng toàn cầu trước cú sốc Covid-19 đã xuất hiện. Đức, Italy, Nhật Bản vốn đã tăng trưở🗹ng chậm từ trước đại dịch. Hàn Quốc dễ tổn thương do phụ thuộc vào thương mại. Hong Kong thì chìm trong suy thoái từ năm ngoái. Còn tăng trưởng GDP quý IV/2019 của Indonesia đã chạm đáy 3 năm. Dịch bệnh sẽ càng khiến các vấn đề đó thêm trầm trọng.
Lo ngại này đã trở thành sự thật. Việc phải đóng cửa nền kinh tế để ngăn đại dịch lây lan đã đẩy hàng chục quốc gia vào suy thoái trong năm nay, như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Australia, Ấn Độ...Mức giảm GDP hai chữ số thậm chí trở nên phổ biến. GDP Mỹ giảm kỷ lục 31,4% trong quý II (đã hiệu chỉnh theo cơ sở hàng năm), còn GDP Anh giảm 20,4% so với quý trước.
Dù vậy, sang quý III, các nền kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại, với tốc độ nhanh hơn dự kiến. Ngu𒀰yên nhân là bản chất suy thoái không xuất phát từ vấn đề về cấu trúc và chính sách kích thích của các nước dần phát huy tác dụng.
3. Chứng khoán Mỹ, giá vàng liên tiếp lập đỉnh
Hồi đầu năm, Wall Street liên tiếp lập kỷ lục nhờ Mỹ - Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và Trung Quốc dần kiểm soát được đại dịch. Tuy nhiên, đà tăng đột ngột đảo chiều từ cuối tháng 2, khi Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Sự hoảng loạn của nhà đầu tư khiến chứng khoán Mỹ liên tiếp ghi nhận các phiên giảm điểm mạnh nhất 10 năm, 30 năm và 40 năm trong tháng 3. Cả ba chỉ số chủ chốt có lúc mất hơn 12% chỉ trong một phiên.
Giá vàng giao ngay thế giới🌃 trong tháng 3 cũng liên tục đi xuống, mất gần 200 USD một ounce. G♊iá giảm do nhà đầu tư bán vàng để nộp tiền ký quỹ cho các tài sản khác cũng đang lao dốc.
Tuy nhiên, cả Wall Street và vàng sau đó có🐼 màn lội ngược dòng ngoạn mục. Wall Street chỉ mất 5 tháng để đi từ đáy lên đỉnh mới, xác lập thị trường giá xuống ngắn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ. Thị tr൲ường đi lên nhờ nhiều nguyên nhân, từ cổ phiếu công nghệ được chuộng trong đại dịch, tác động của gói kích thích kỷ lục, dự báo Joe Biden đắc cử đến kỳ vọng vào vaccine Covid-19.
Giá vàng hồi tháng 8 cũng lập đỉnh mới, khi lên trên 2.000 USD một ounce, nhờ kỳ vọng giới chức Mỹ tăng kích thích tiền tệ trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao. Giá 🌱sau đó giảm nhẹ, hiện về dưới 1.900 USD, do các thông tin về vaꦆccine và bất ổn chính trị Mỹ lắng dịu.
4. Giá dầu thô lần đầu tiên xuống âm
Dầu thô cũng là nạn nhân của Covid-19. Đầu năm nay, giá giảm mạnh do tác động kép﷽ từ cả cú 🅺sốc cung và cầu. Nhu cầu nhiên liệu lao dốc vì đại dịch, trong khi nguồn cung lại tăng sau khi OPEC và Nga thất bại trong đàm phán giảm sản xuất hồi đầu tháng 3. Tổng cộng 3 tháng đầu năm, Brent mất giá tới hơn 65%, còn WTI mất hơn 66% - tệ nhất lịch sử.
Đà giảm tiếp tục kéo dài sang tháng 4, bất chấp việc OPEC đạt thỏa thuận giảm sản xuất dầu kỷ lục. Một phần nguyên nhân là hợp đồng WTI giao tháng 5 sắp đáo hạn, khiến loại dầu này liên tục mấ🍎t giá trong những ngày cuối.
Đỉnh điểm là phiên 20/4, WTI giao tháng 5 xuống âm 37,63 USD một tℱhùng – lần đầu tiên trong lịch sử xuống dưới 0. Nhu cầu rơi tự do, chi phí chứa dầu đắt đỏ khiến nhóm đầu cơ chấp nhận bán lỗ và các hãng sản xuất dầu sẵn sàng trả tiền để đẩy dầu thô đi. Giá sau đó tăng trở lại khi thị trường chuyển sang hợp đồng WTI kỳ hạn mới và nhu cầu nhiên liệu toàn cầu hồi phục do các nước dần gỡ bỏ lệnh phong tỏa.
5. Bitcoin lên cao nhất mọi thời đại
Tiền số phổ biến nhất thế giới đã có một năm đáng nhớ, với mức tăng 170%. Bitcoin khởi đầu năm với mức giả 7.000 USD, nhưng hiện đã lên trên 19.000 USD. Tháng trước, giá còn chạm 19.920 USD - vượt đỉnh cũ năm 2017.
Đà tăng phi mã của Bitcoin bắt đầu từ khoảng tháng 10, gợi nhớ bong bóng năm 2017. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích chỉ ra diễn biến năm nay có nhiều điểm khác biệt. Đó là quy định quản lý tiền ảo tại nhiều quốc gia đã rõ ràng hơn, Bitcoin được ứng dụng nhiều trong tài chính truyền thống hơn, các nhà đầu tư tổ chức và tỷ phú nổi tiếng ngày càng quan tâm đến tiền số và tiềm năng phòng trừ lạm phát khi các nước tung kích thích khổng lồ trong đại dịch. Nhiều người thậm chí cho rằng Bitcoin có thể thay thế vàng làm công cụ trú ẩn.
6. Sự thăng hoa của các hãng công nghệ
Năm nay, nhóm cổ phiếu công nghệ là điểm sáng của thị trường,▨ dẫn dắt đà tăng ấn tượng của chứng khoán Mỹ sau khi chạm đáy hồi tháng 3. Nhà đầu tư kỳ vọng vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao của ngành này, do đại dịch làm bùng nổ xu hướng làm việc từ 🅷xa, mua sắm - giải trí trực tuyến và nhu cầu điện toán đám mây.
Trong quý III, doanh thu và lợi nhuận của Apple, Amazon, Alphabet đều vượt dự báo, với mức tăng hai chữ số. Facebook thì ghi nhận số ng൩ười dùng hoạt động hàng tháng tăng ꦓlên 2,74 tỷ người.
Cổ phiếu tăng vọt giúp vốn hóa của Apple, Alphabet, Microsoft và Amazon vượt 1.000 tỷ USD. Apple cũng là công ty đầu tiên có giá trị thị trường trên 2.000 tỷ🦩 USD. Cổ phiếu Netflix, Tesla, Square, PayPal, Nvidia và Adobe đều lập đỉnh năm nay. Các mã khác hưởng lợi lớn từ lệnh phong tỏa, như Zoom Video hay Slack cũng tăng giá mạnh.
7. Mỹ siết kiểm soát các đại gia công nghệ Trung Quốc
Năm ngoái, căng thẳng công nghệ giữa Mỹ 🦩và Trung Quốc chủ 🐓yếu xoay quanh Huawei Technologies. Nhưng sang năm nay, Mỹ đã hành động mạnh tay với thêm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác.
Đầu tháng 8, giữa lúc căng thẳng hai nước leo thang vì nhiều vấn đề, từ Hong Kong đến đại dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với TikTok, WeChat và công ty mẹ của hai ứng dụ𒁏ng này là ByteDance, Tencent với lý do an ninh quốc gia. Lệnh cấm có hiệu lực sau 45 ngày.
Một tuần sau, ông tiếp tục ký sắc lệnh riêng cho ByteDance, yêu cầu công ty phải tách riêng mảng kinh doanh tại Mỹ sau 90 ngày. Dưới sức ép của chính quyền Trump, ByteDance sau đó đạt thỏa thuận với Oracle và Walmart để chuyển giao mảng kinh doanh tại Mỹ. Dù Trump tỏ ra ủng hộ thương vụ này, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài vào Mỹ (CIFUS) lại chưa chín꧒h thức chấp thuận. Chính phủ Mỹ sau đó vài lần gia hạn lệnh cấm với TikTok, cũng không thực hiện sắc lệnh buộc TikTok Mỹ bán mình, khiến tương lai của ứng dụng này tại Mỹ vẫn đang treo lơ lửng.
Ngày 3/12, Mỹ lại bổ sung hãng chip lớn nhất Trung Quốc - SMIC vào danh sách đen gồm những doanh nghiệp thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc. Trước đó, Ant Group cũng được cho là cũng nằm trong tầm ngắm ꦚdoMỹ lo ngại hãng thanh toán này cung cấp dữ liệu cá nhân quan trọng của người dùng Mỹ cho chính phủ Trꦫung Quốc.
Hà Thu (tổng hợp)