Các phát hiện được 💛trình bày tại Đại hội của Học viện Thần kinh Châu Âu (EAN) 2022 và được công bố trực tuyến ngày 23/6 trên tạp ch༺í Frontiers in Neurology.
Nghiên cứu được tiến hành tại Đan Mạch, bao gồm 43.262 người có xét nghiệm Covid dương tính mà không cóܫ tiền sử cúm A hoặc B và 876.356 người không có xét nghiệm CovidD dương tính. Nghiên cứu cũng bao gồm 1.474 người bị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng mà không có tiền sử Covid và 8.102 người bị cúm A hoặc B.
Các nhà điều tra đã theo dõi các bệnh thần kinh trong vòng 12 tháng sau khi kết quả xét 𒅌nghiệm dương tính. Họ đã xem xét 🐓hai bệnh thoái hóa thần kinh, AD và PD, cũng như các rối loạn mạch máu não bao gồm đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện.
Tiến sĩ Pardis ZarifkarPardis Zarifkar, MD, Khoa Thần kinh, Rigshospitalet, Bệnh viện Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết: "Chúng tôi muốn điều trᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚa xem liệu Covid-19 có thực sự tồi tệ hơn nhiều so với tất cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường khác mà chúng tôi đã mắc phải trong nhiều năm và gặp hàng năm hay không".
Kết quả, sau 12 tháng, 𒆙nguy cơ tương đối (RR) đối với AD là 3,4 lần ở nhóm Covid dương tính so với nhóm Covid âm tính. Rủi ro lớn hơn giữa bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú. Zarifkar cho biết, mức độ gia tăng khá đáng ngạc nhiên. ℱTương tự đối với PD, nguy cơ chẩn đoán PD trong vòng 12 tháng đầu tăng gấp 2,2 lần ở người dương tính với Covid so với người âm tính với Covid.
Theo nữ tiến sĩ Zarifkar, nghiên cứu trước đây chưa rõ liệu Covid-19 có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh thần kinh cụ thể hay không và nếu có, liệu mối liên quan này có khác với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác hay không. Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng c🦂ủa hầu hết các bệnh thần kinh ở những người dương tính với Covid-19 không cao hơn ở những người đã bị nh𒊎iễm cúm hoặc viêm phổi do vi khuẩn.
Đối với rối loạn mạch máu não, nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng 2,87 lần ở đối tượng dương tính với Covid so với âm tính với Covid sau 12 🦄tháng. Zarifkar cho biết phản ứng viêm tương đối mạnh liê𒐪n quan đến Covid-19, có thể tạo ra trạng thái tăng đông máu - nguy cơ đột quỵ.
Nguy cơ xuất huyết dưới nhện ở người d♏ương tính với Covid so với người âm tính với Covid không được phát hiện nhưng nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ xuất huyết trong não sau 12 tháng.
"Người dương tính với Covid có nguy cơ cao bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đang điều trị tiêu huyết khối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong não. Ngoài ra, quá trình oxy hóa màng ngoài cơ thể và thở máy - những biện pháp được sử dụng thường xuyên hơn ở b🔴ệnh nhân Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong não", Zarifkar nói thêm.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ gia tăng đối với bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain-Barré hoặc chứng ngủ rũ ở bệnh nhân Covid. Tuy nhiên, Zarifkar lưu ý rằng có thể mཧất nhiều năm để phát hiện mối liên quan với các rối loạn tự miễn dịch.
Alzheimer là bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, m𝕴ất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là sự lão hóa bình thường nên kh🍸ông nên nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.
Parkinson là một bệnh thoái hóa mạn tính và tiến triển của hệ thần kinh trung ương, liên quan đến của các tế bàoꦅ thần kinh quan trọng trong não. Các dấu hiệu vận động chính của bệnh Parkinson bao gồm run, chậm chạp, cứng và bất ổn tư thế. Bệnh Parkinson thường diễn ra ở độ tuổi trung bình từ 60 tuổi trở lên. Song ꦐcũng có một số người mắc bệnh được chẩn đoán trước 50 tuổi.
Khả Tú (theo MedScape)