Tại điểm thi trường THPT Trưng Vương (quận 1), gần 30 thí sinh kết thúc môn thi chuyên Lịch sử trong vẻ thoải mái. Đây là những sĩ tử đầu tiên của lớp chuyên Sử với 17 ꦆchỉ tiêu, lần đầu được tổ chức tại trường THPT chuyên Lê Hồng 💃Phong.
Phùng Công Thịnh (trường THCS Lê Văn Tám) cho 🏅rằng đề chuyên Sử khá hay, kiến thức rộng, bao quát chương trình, vừa có lịch sử Việt Nam, vừa có lịch sử thế giới. Trong đó, câu 1 khá dễ khi hỏi về việc Việt Nam là thành viên của tổ chức nào từ tháng 7/1995, nêu mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này. "Đây l🥃à tổ chức ASEAN. Kiến thức này khá cơ bản nên em tự tin câu này", Thịnh cho biết.
Nam sinh hứng thú với câu 2 với vấn đề Covid-19, vừa mang tính thời sự, vừa gần gũi. "Đây là dịch bệnh ai cũng biết và quan tâm trong thời gian qua. Em th♏ấy câu hỏi rất hay", Thịnh nói.
Câu khó nhất trong đề theo thí sinh là câu 5 với nội dung quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi trong Hiệp định Genève 1954 và Paris 1973. Đề꧃ bài đòi hỏi thí sinh vừa nhớ các mốc lịch sử chính, vừa biết phân tích và tổng hợp sự kiện.
Theo thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng tổ Sử, trường THPT Lê Quý Đôn, TP HCM), cấu trúc đề chuyên ꩲSử có 2 câu lịch sử thế giới (chiếm 4 điểm), còn lại là sử Việt Nam. Cấu trúc này hài hoà, có lưu ý đến lượng k꧂iến thức ở học kỳ II phần lớn là sử Việt Nam, được tinh giản do Covid 19.
Phân tích từng câu hỏi, thầy Du cho rằng câu 1 mức độ khô🦂ng khó khi yêu cầu thí sinh trình bày những thông tin cơ bản về tổ chức ASEAN. Điểm hay của câu hỏi là việc dùng một đoạn văn bản trong sách giáo khoa để hé mở một số thông tin, thay vì cách hỏi thông thường.
C💞âu 2 có mức độ mở khá rộng, rất hay khi liên hệ được một vấn đề lớn của xã hội và thế giới Covid-19 với các kiến thức lịch sử đã học. Câu hỏi buộc thí sinh phải quan tâm tình hình xã hội và nắm rõ nội dung kiến thức về cuộc cách mạng khoa học công nghệ để có thể làm bài tốt. Covid-19 là đại dịch, nó sẽ trở thành một sự kiện lịch sử được nhắc đến trong 5-♐10 năm hoặc xa hơn nữa.
"Đây là câu hỏi hay nhất của đề, cho thấy lịch sử là một bộ môn xã hội thú vị không chỉ ở quá khứ mà còn ở đương đại. Điều này cho thấy việc học 𝔉sử không chỉ là ôn lại chuyện cũ mà là áp dụng để giải quyết các vấn đề đang diễn ra", thầy Du nhận xét.
Câu 3 độ khó khi buộc thí sinh phải nắm được các khái niệm về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất. Cây này cũng yêu cầu người làm phải nắm được các thông tin cơ bản về Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị của Tr𒅌ần Phú. Phần này tương đối khô khan nên sẽ là khó với tr🐼ình độ học sinh lớp 9.
Câu 4 tiế💃p tục là một câu hỏi khó nhưng hay khi đòi hỏi thí sinh phải hiểu câu hỏi muốn đề cập đến các đối sách ngoại giao mà Đảng và Chính phủ đã thực hiện để bảo vệ thành quả cách mạng. Không hiểu câu𒁏 hỏi, thí sinh sẽ dễ rơi vào việc liệt kê các thắng lợi quân sự và sẽ không có điểm.
Trong khi đó, câu 5 rất khó và mang tính phౠân loại. Các em phải có kiến thức khái quát và k🌱hả năng khái quát vấn đề.
"Tóm lại, đây là một đề hay, đủ để chọn được các em thật sự yêu thích lịch sử v✅à có kỹ năng để học được bộ môn này", thầy Du nói.