"T⛦hành phố vẫn cần thêm thời gian thựcꦓ hiện các giải pháp đã đưa ra", Phó bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi nói về chủ trương chống dịch sau ngày 1/8 tại cuộc họp chiều 28/7. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh ca nhiễm mới trong ngày vẫn trên 4.000.
Thành phố lần đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 dự kiến trong hai tuần, tính từ ngày 31/5. Chính quyền hôm 14/6 thông báo tiếp tục kéo dài giãn cách thêm hai tuần nữa. Sáu ngày sau, TP HCM nâng cấp độ chống dịch, áp dụng Chỉ thị 10 (của UBND thành phố). Đợt giãn cách một lần nữa kéo dài sau thông báo hôm 29/6. Đến 9/7, đô thị đông dân nhất nước chính thức áp dụng Chỉ thị 16. Hôm 23/7, chính quyền siết chặt Chỉ thị 16 khi bổ sung một số biện pháp mạnh. Ba ngày sau, thành phố yêu cầu người dân không ra khỏi nhà sau 18h.
Ca nhiễm nCoV vượt trên 77.000, nhiều quận, huyện tại TP HCM đang gấp rút lập khu cách ly từ sân vận động, nhà thi đấu, trường học để điều trị F0 không triệu chứng, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Điều trị F0 được xem là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố lúc này. Người bệnh nꦏặng, có bệnh nền được tiếp nhận tại bệnh viện để chăm sóc, điều trị. Các F0 ở nhà hoặc tại cơ sở thu dung đượ🌠c hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe online.
Trong ngày 28/7, làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo tỉnh Long An đã xin hỗ trợ 40 máy thở cùng 460 nhân 𝓰viên y tế. Tỉnh ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm và đã trải qua 10 ngày áp dụng Chỉ thị 16.
Trong khi đó, Đồng Nai chuẩn bị phương án 8.000 giường điều trị khi số ca nhiễm dự báo sẽ tiếp tục tăng. Ngành y tế Đồng Nai đang rất cần máy móc phục vụ xét nghiệm dẫn đến quy trình xét nghiệm - trả kết quả - phát hiện ca nhiễm cộng đồng chậm. Lãnh đạo Bộ khuyến cáo tỉnh🎐 nên áp dụng test nhanh để sàng vớt F0 nhanh nhất khỏi cộng đồng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16+ và V🐬iện Pasteur TP HCM sẽ sẵn sàng trợ giúp Đồng Nai giải phóng điểm nghẽn về xét nghiệm.
Hai ngày qua, nhiều phường ở Hà Nội bắt đầu phát phiếu đi chợ dân sinh, siêu thị cho cư dân nhằm giãn cách mật độ người tập trung cùng thời điểm. Mỗi phường áp dụng mẫu p🃏hiếu khác nhau, song quy định người dân một tuần được đi chợ 3-4 lần vào cá🍒c khung giờ cố định.
Cho rằng mô hình này là cần thiết để đảm 🔴bảo giãn cách, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển kha𒅌i rộng. Mẫu phiếu do ngành công thương nghiên cứu áp dụng thống nhất toàn thành phố.
Trong vòng 24 giờ (từ 18h ngày 27/7 đến 18h tối 28/7), Hà Nội g🏅hi nhận 65 ca dương tính thuộc 9 chù𒁃m ca nhiễm hiện hành. Chuyên gia dịch tễ đánh giá Hà Nội nhiều nguy cơ lây lan, song sớm áp dụng biện pháp mạnh nên hy vọng tình hình sẽ sớm được kiểm soát.
Đánh giá sau bốn ngày áp dụng cách ly xã hội, chính quyền thành phố cho rằng có nơi làm tốt, song có nơi còn lơ là, có hiện tượng người đứng đầu chưa sâu sát. Chủ tịch Chu Ngọc Anh yêu cầu địa bàn nguy cơ cao được áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn chỉ thị mà thành phố đang áp dụng.
Dòng người lao động làm thuê ở các tỉnh phía nam vẫn đang đổ về địa phương miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc bằng nhiều con đường. Hai ngày qua, những chuyến tàu rời ga Sài Gòn đưa hàng nghìn người dân Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh... lên đường về quê tránh dịch. Song số lượng người về hạn chế, trong khi người dân, laoꦜ động có nguyện vọng trở về lên đến hàng chục nghìn người.
Những cuộc hồi hương nghìn cây số trên xe máy tự phát vẫn diễn ra. 𝐆Họ phần lớn là công nhân làm thuê ở Bình Dương, Đồng Nai đã mất việc cả tháng hoඣặc tạm nghỉ khi nhà máy có ca F0, ngừng hoạt động. Nhiều cặp vợ chồng dắt díu con vài tháng tuổi, đi xe máy 2-3 ngày đêm trên đường để về nhà. Cảnh sát giao thông nhiều địa phương đã tiếp xăng, nước uống, bánh mì, dẫn đường cho bà con qua khỏi địa bàn.
Tròn ba thánꦍg bùng ✃phát, đợt dịch lan rộng 62 tỉnh thành với xấp xỉ 117.000 ca nhiễm. TP HCM vẫn là tâm dịch cả nước khi ca mắc đã vượt 77.000.
Hồng Chiêu