So với cùng kỳ, đây là tháng có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ܫthấp nhất trong 10 năm tại hai thành phố lớn của cả nước. Theo nhận xét của cơ quan Thống kê, giá cả tháng Tết năm nay không cao nh𝓰ư một số năm trước và có xu hướng giảm dần, thị trường nhìn chung ổn định, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, sốt giá.
Tại Hà Nội, CPI tháng 2 t꧂ăng 0,49% so tháng trước và tăng 5,93% so với cùng kỳ. Do nhu cầu lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống ngoài gia đình lên cao vào trong và sau Tết nên chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng, song ಌmức tăng chỉ 1,06%, thấp hơn các năm trước. 9 nhóm hàng tăng giá còn lại đều có mức tăng dưới 1%.
Tăng mạnh nhất trong dịp Tết 🍒giá hàng thủy sản do thời ꦉtiết không thuận lợi cho đánh bắt. Giá thịt lợn, thịt bò tăng nhẹ, trong khi các loại thịt gia cầm ổn định, giá rau giảm mạnh.
Riêng nhóm hàng nhà ở, 💮điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng t𓆉háng này giảm 0,5% so giá gas giảm vào đầu tháng và nhu cầu xây nhà thấp hơn.
Giá cả tại TP HCM lại dễ chịu hơn khi chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn chỉ tăng 0,24% so với tháng trước, với 7 trên 11 nhóm hàng tăng giá. Giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống ở thành phố miền Nam tháng này chỉ tăng 0,76%, trong khi nhóm nhà ở điện nư🦩ớc giảm tới gần 1,5% 🔯do giá gas giảm.
Dù trong thời điểm mua sắm Tết nguyên đán và sau nghỉ Tết, n🌌hưng do tác động của chương trình bình ổn giá, hệ thống các siêu thị mở cửa sớm, lượng hàng hóa dồi dào trong xu hướng tiêu dùng tiết kiệm của người dân, nên giá cả các mặt hàng không có sự biến động, kể cả các mặt hàng thiết yếu thường có nhu cầu tăng cao trong dịp tết như thịt các loại, trứng, thực phẩm tươi sống, rượu bia…, Cục Thống kê TP HCM nhận định.
Tính từ đầu năm đến nay chỉ ๊số giá tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM chỉ tăng lần🍸 lượt 1,19% và 0,64%, cách xa mục tiêu đề ra cho cả năm là tăng khoảng 7%.
Phương Linh