Báo cáo của Tổ c💫hức hành động vì bệnh nhân hen toàn cầu (GINA) năm 2018, ước tính thế giới có khoảng 339 triệu người mắc bệnh. Mỗi ngày có khoảng 1.000 người chết vì bệnh hen và số bệnh nhân mắc hen phế quản có xu hướng ngày cà🍃ng tăng, đặc biệt ở trẻ em.
Việt Nam chưa có con số thống kê chính xác 🌌về bệnh nhân hen. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 5% dân số mắc bệnh hen, trong đó cứ 10 trẻ thì có 3 bé mắc bệnh. Những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi 🍎đồng 2 (TP HCM), cho biết hen phế quả🎀n là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính của đường thở. Triệu chứng người bệnh thường gặp phải là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại.
Khảo sát trẻ đến điều trị hen suyễn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2018 ﷽thấy tỷ lệ hen không kiểm soát là 31%༒, kỹ thuật dùng thuốc không đúng là 49%. Có 20% trẻ không tuân thủ điều trị.
Theo bác sĩ Phong, tuy không thể chữa khỏi hẳn nhưng bệnh hen ho♒àn toàn có thể dự phòng và kiểm soát được. Trẻ mắc hen hoàn toàn có thể sin🐼h hoạt, vui chơi bình thường như mọi trẻ khác nếu kiểm soát tốt.
Nhiều phụ huynh bỏ việc điều trị cho trẻ do nhiều nguyê🏅n nhân như bận rộn, thấy bệnh có vẻ giảm, chưa hiểu rõ về bệnh, lo lắng tác dụng phụ 💝của việc sử dụng thuốc lâu dài... Đây là thách thức lớn với ngành y tế.
Yếu tố khởi phát cơn hen thường là môi trường ô nhiễm, lông động vật, khói thuốc lá, phấn hoa, bọ🅠 trong nhà, một số thuốc tẩy, bụi nhà, nấm mốc, không khí lạnh, 🌞căng thẳng, tức giận, vận động mạnh...
Cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm hàng năm, không hút thuốc trong nhà, giặt áo gối thú bông, giữ vệ sinh nhà cử🍬a...
Để giúp trẻ dự phòng, kiểm soát được bệnh hen, phụ huynh nên 😼dành thời gian cho con, thảo luận với bác sĩ về tình trạng hen của con.