Nhưng sự đặc biệt của cụ Soskin không chỉ là tuổi tác. Cụ hiện là nhân viên kiểm lâm lâu năm nhất trong Cục Công viên Quốc gia Mỹ.
Ngồi trong phòng làm việc ở Richmond, Ca📖lifornia trong bộ đồng phục, cụ Soskin vẫn rất mạnh mẽ. Chia sẻ về công việc, cụ nói, hàng ngày dành hầu hết thời gian kể với du khách về câu chuyện cuộc đời mình, với hy vọng "minh chứng sống" sẽ khuyến khích người xung quanh kể chuyện của họ.
Soskin bắt đầu công việc này 21 năm trước một cách tình cờ. Trong khi làm việc dưới quyền một nghị sĩ ở California, Soskin đã tham dự một cuộc họp với các viên chức từ Cục Công viên q🌌uốc gia. Họ đang có kế hoạch phát triển một công viên ở Richmond nhằm tôn vinh những người đã đóng góp công sức vào thế chiến thứ 2. Trong số những người được tôn vinh có Rosie the Riveter, một biểu tượng tượng trưng cho những phụ nữ da trắng làm việc trong các xưởng đóng tàu và nhà máy, đảm nhận những công việc còn trống của nam giới trong chiến tranh.
Soskin cảm thấy "dị ứng" với biểu tượng này. Bởi thực tế trong c🍨hiến tranh, bà cũng như hầu hết phụ nữ da màu khác cũng đóng góp nhưng không được tự do, không được trả công xứng đáng, không có quyền lợi hay lên chức...
Là người da đen duy nhất trong phòng, bà nhận ra "lịch sử, như tôi đã từng sống, vẫn đang tồn tại ngày nay". Cụ bà quyết định chống nạn phân biệt chủng tộc bằng việc trở thành cố vấn cho c🍨ông vi♏ên vào năm 2003 và kiểm lâm năm 2007, khi 85 tuổi.
Từ lúc đó, cụ bà làm nhiệm vụ tại trung tâm du khách của công viên, nơi thường ngồi trên ghế để chia sẻ câu chuyện của mình với những người lạ. Nội dung bài nói chuyện thường không có chuẩn bị trước mà chính là những gì du khách muốn biết. Thông thường bà nói về quá trình trưởng thành và sự phân biệt chủng tộc đã ph🔯ải chịu.
Chia sẻ câu chuyện của mình với càng nhiề♋u người càng tốt, bà quyết định đó là cách lấy lại lịch sử. "Ai làm nhiệm vụ ghi nhớ sẽ là người quyết định điều gì được ghi nhớ", cụ nói.
Ông Tom Leatherman, giám đốc côn🙈g viên cho biết nếu không có ảnh hưởng của Soskin, có lẽ công viên sẽ không kể được nhiều câu chuyện của những người bị gạt ra ngoài lề xã hội một các🧸h sâu sắc như vậy.
Nhưng điều khiến ông kinh ngạc hơn là khả năng kết nối của Soskin với khách. "Soskin có khả năng tuyệt vời khi chia sẻ câu chuyện của chính mình và để họ hiểu rằng họ cũng có một câu chuyện. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử v🌃à nó cũng quan trọng như lịch sử mà chúng ta học ở t💯rường", ông nói.
Ngày nay, công viên kể về câu chuyện không chỉ của những người phụ nữ da trắng làm "công việc của nam giới" để hỗ tr🌳ợ cuộc chiến, mà còn câu chuyện của những người nhập cư, người da màu và tiếng nói của họ đã được lắng nghe.
Về phần cuộc đời của cụ bà 100 ♎tuổi đã trải qua rất nhiều khúc quanh: Cụ là một người mẹ 4 con, nhà hoạt động chống chiến tranh ôn hòa, nhạc sĩ, chủ doanh nghiệp, nhà vận động cộng đồng, trợ lý chính trị, blogger và nhân viên kiểm lâm. "Tôi luôn loại bỏ những thứ cũ và nhường chỗ cho những thứ mới", cụ nói.
Bảo Nhiên (Theo Washington Post)