Bao năm nay người dân dọc đường Thụy Khuê, chợ Bưởi, chợ Nghĩa Đô, đã quen với hình ảnh một cụ bà đi chân đất bán chuối. Cụ tên là Phạm Thị Ký, 75 t🦋uổi ở Phú Châu (Ba Vì, Hà Nội).
6h sáng, cổng Xanh (phố Thụy Khuê) vẫn im lìm. Một vài nhà rục rịch mở cửa hàng. Từ ngõ sâu hun hút, bóng dáng nhỏ của cụ Ký tiến nhanh lại. Cụ gánh chuối ra cổng🌼 làng, hướng về phía chợ Bưởi rồi băng qua đường và dừ🍌ng ở một góc nhỏ trước cửa nhà dân bên khu Nghĩa Đô. Bà cụ hạ gánh, kéo hai thúng chuối sát nhau, đặt chiếc đòn lên bậc hè rồi ngồi lên. Cụ và gánh hàng của mình thu lu một góc, nhỏ nhoi, không mấy ai để ý.
Miệng nhai trầu đỏ thắm, cụ Ký nở nụ cười phân bua về chuyện đi chân đất suốt ngày của mình: "Nhà đầy dép nhưng tôi không thích đi, cứ đi vào là 10 đầu ngón chân bị sưng lên, đau lắm". Ngày nhỏ nhà nghèo không có dép, đến khi mua được một đôi✤ thì bà cụ cũng✨ không biết mang thế nào cho phải. Nhiều lần tập, nhưng cứ đặt chân vào dép là cụ thấy bức bối, khó chịu, bước đi cũng thấy ngượng ngùng, không vững.
"Tôi đã tập mang dép🍌 nhựa, dép da, cả dép bông nữa nhưng đều không được. Chỉ có đi chân đất tôi mới thấy khỏe", cụ kể.
"Những hôm nắng cháyꦦ mặt đường, người phơi lúa chạy được một hai vòng đã rát không chịu nổi nhưng tôi đi bộ vài cây số chẳng sao. Trời mùa rét cũng thế, tôi cứ chân trần thôi. Thời trẻ, tôi đi mua măng khắp vùng núi Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La không có dép mà chẳng bao giờ bị thương cả", cụ cười khoe hàm răng đen nhánh hạt na.
Trong một ngày, cụ Ký chỉ mang dép trước lúc 🐬ngủ cho đỡ bẩn chân. Đôi khi đi đám cưới, đám hỏi, nhất là đi lễ chùa, cụ vẫn phải cố mang dépℱ vào cho lịch sự. "Tôi cho dép vào túi bóng, cắp nách hay cầm ở tay, đến cổng chùa thì đi vào. Ra khỏi chùa, tôi phải tháo ra vì không quen", cụ bà cười cho biết.
Cụ Ký kể, cái "thói quen khác người" cũng gây cho cụ không ít phiền toái. Không ít người đi đường tưởng cụ không có dép nên dừng lại hỏi thăm, đòi mua cho. Nhiều người còn muốn xem đôi chân của cụ, ai cũng nghĩ là đôi chân phải chai sạn, thô ráp lắm mới có thể đi qua được cái nắ🦋ng ngày hè, cái buốt trời đông. Kỳ thực, đôi bàn chân cụ nhỏ, gót chân không hề nứt nẻ. Nhất là lòng bàn chân luôn hồng hào, da mỏng, mịn màng như trẻ nhỏ.
Mỗi ngày, cụ đi bộ cả chục km, gánh trên vai vài chục kg, đi mà như chạy. Thế nhưng cụ cũng chỉ đi được vài chục mét là phải nghỉ một lát vì lưng đau. Năm 1989, trong một lần đi buôn măng, chiếc xe có cụ Ký bị tai♚ nạn, chỉ༺ còn mình cụ sống sót nhưng bị gãy xương sống. Do già cả, ở viện dài ngày nhưng lưng cụ cũng không thẳng được. Suốt 10 năm, cụ phải mặc chiếc áo hỗ trợ cột sống nhưng lưng vẫn gập xuống, nổi thành ụ.
Cụ nói: "Ngày nào, tôi cũ๊ng dùng kháng sinh, thế mà lúc trái gió trở giời, lưng lại sưng tấy, mưng mủ. Năm ngoái, tôi cũng vừa phải mổ mắt. Giờ bên mắt trái kèm nhèm, đi làm phải mang theo thuốc nhỏ mắt".
Ở cái tuổi 75 nhưng bà cụ vẫn hăng say lao động. Cụ thường dậy từ 5h sáng chuẩn bị hàng, 🌞ăn sáng. Chưa đến 6h, cụ gánh trên vai 20 nải chuối đi bán. Tầm trưa dù hết hàng hay không, cụ cũng về phòng nghỉ, đầu giờ chiều lại đi bán tiếp. Trong một tuần, cụ ở thành phố 4 ngày, ở quê 3 ngày để gom hàng. Cụ có người cháu trồng nhiều chuối nên cụ thường mua lại nhữn✱g buồng nhỏ. Mỗi chuyến hàng cụ đóng 3 bao tải, cỡ gần 100 nải chuối. Mình cụ vận chuyển số chuối khổng lồ này lên thành phố.
"Đơn giản 🐬ấy mà, tôi cho nải chuối vào bao tải rồi thuê xe ôm chở ra bến xe bus. Lúc đến Mỹ Đình lại nhờ một bác xe ôm quen chở tôi với hàng về nhà trọ. Chuối cứ để chín tự nhiên, vàng tới đâu bán tới đó", khuôn mặt cụ tươi ওrói. Mái tóc bạc như cước, khuôn mặt đôn hậu, đẹp lão, cụ Ký còn rất vui tính.
Nămཧ 20 tuổi, cụ Ký kết duyên với một chàng trai cùng làng. Sống với nhau được 2 năm thì ông đi bộ đội rồi hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968, không kịp để lại cho bà một đứa con. Tuổi đôi mươi mơn mởn, lại xinh xắn, có không ít người hỏi nhưng 𝓰cụ Ký quyết định ở vậy thờ chồng. Bà cụ tiết lộ: "Ở quê có vài đám, trên Hà Nội cũng có ông giám đốc muốn lấy tôi về làm vợ hai, song tôi nghĩ mình đã quá lứa lỡ thì, đi bước nữa cũng không được trọn vẹn. Cứ ở vậy thờ chồng, đến khi cái sức không làm được nữa thì đành nhờ vào cháu chắt".
Năm ngoái, cụ Ký lặn lội vào Nam mang được hài cốt của chồng về. Giờ ngoài chợ búa kiếm thêm, cụ còn có thêm lương của chồng, cuộc sống với cụ khôn⛄g quá khó khăn. Theo những người bán hàng xung quanh chợ tạm Nghĩa Đô, trời nắng cũng như trời mưa cụ đều đi bán chuối, những hôm ốm đau cũng không chịu nghỉ.
Dòng người qua lại giăng mắc, cụ Ký lọt thỏm dưới nền đất. Chiếc áo vải xô, cái quần gấm cũ gắn bó với cụ vài chục năm nay đã mốc, cũ sờn. Cụ bảo nó cũng như con phố này đã quá thân quen với cụ. Giờ cụ không🍬 còn niềm vui nào khác là ngày ngày được gánh chuối đi bán.
"Ở nhà một mình buồn lắm, chẳng biết làm g🔯ì, chẳng biết nói chuyện với ai. Ngày lễ, Tết hay giỗ ông ấy tôi cứ làm mâm cơm để đó, cháu nào đến c൩hơi thì đến, tôi cũng chẳng đi đâu. Giờ còn sức tôi phải đi làm, đến lúc ngã xuống đấy còn có cái mà ăn, không thể để cháu chắt vất vả vì mình được", bà cụ tâm sự.
Ảnh cụ Ký chânꩵ đất đi bán chuối khắp nẻo đường Hà Nội
Phan Dương