Một năm trước, tôi viết loạt bài phản ánh tình trạng nhiều hướng dẫn viên người Trung Quốc không chỉ hoạt động chui, mà còn ngang nhiên xuyên tạc lịch sử Việt Nam, thuyết minh với khách nước này rằng: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ pꦆhận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam độc lập 🍒rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc".
Ngay sau bài báo đầu tiên, m💦ột lãnh đạo Sở Du lịch 💦Đà Nẵng gọi điện thoại cho tôi. Vị này muốn tôi phải giao tên, số điện thoại của người đã cung cấp những hình ảnh tư liệu này cho báo chí để họ “xử lý”.
Dĩ nhiên, tôi không làm điều đó. Vì đây là nguồn tin, tôi có trách nhiệm bảo vệ đến cùn💎g. Tôi nói với ông rằng, tôi chỉ tiết lộ nguồn tin đó khi phải ra hầu tòa. Vị lãnh đạo Sở Du lịch tỏ thái độ “không còn gì để nói” với tôi. Nhưng tôi chấp nhận “sứt mẻ” mối quan hệ với một đơn vị quản lý, để đảm bảo nguyên tắc báo chí.
Đó là những “bằng chứng” mà các hướng dẫn viên Việt Nam đã mất hàng tháng trời bí mật ghi lại. Họ đã gửi các hình ảnh ấy cho cơ quan chức năng và chờ đợi nửa tháng, không thấy hồi âm, đành nhờ đến báo chí. Sau khi báo chí phản ánh, những hướng dẫn viên “chui” lần lượt bị cơ quan chức năng xác minh, xử phạt, nêu tên🌠.
Năm 2016, lượng khách Tru🦹ng Quốc chiếm khoảng 23% tổng lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng, dẫn đầu thị trường. Những điểm tham quan đến nhà hàng hải sản luôn đông kín khách, đa số là người Trung Quốc. Bên cạnh những lợi ích từ thị trường khách này mang lại, Đà Nẵng gặp không ít phiền toái: Một vị khách Trung Quốc ngang nhiên đốt tiền Việt ngay trong quán bar; nhóm người Trung Quốc giật nón người bán hàng rong, bẻ thêm chuối khi đã thanh toán tiền... Những vụ việc này đã không được xử lý kịp thời, vì công an chỉ vào cuộc sau khi các khách du lịch này... đã về nước.
Việc thông qua Luật Du lịch (sửa đổi) được ví von là “cú bấm nút 35 tỷ đô”. Mục tiêu đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam là đến năm 2020, chúng ta sẽ đạt doanh thu từ 35 tỷ USD với lượng khách tăng 190%. Trong luật, đã có rất nhiều nỗ lực “cởi tróiꦫ” cho hoạt động hướng dẫn và lưu trú; nhiều điểm tích cực cụ thể hóa chủ trương thúc đẩy du lịch Việt Nam - và biến nước ta thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.
Nhưng nỗ lực “cởi trói” và thúc đẩy sự phát triển của du lịch, nếu thành công cũng đồng thời tạo ra nhiều vấn đề vi mô - điều cần đến sự phản ứng của các cơ quan quản lý địa phương. Một triệu khách có vấn đề của một triệu khách, mà hai triệu khách, chắc chắn sẽ có vấn đề của hai triệu khách. Luật sẽ không thể bao phủ được các tình huống thiên biến vạn hóa của thực tế, của những khách du lịch chui, hướng dẫn viên chui, với sự “thông minh” của các công ty lữ hà🍒nh, những ứng xử với các vị khách từ khắp nơi đổ về...
Và lúcඣ đó, chính sách sẽ chỉ tốt đẹp nếu nó đi kèm với sự tích cực của các địa phương, sự tự giác tham gia vào “bài toán 35 tỷ đô” của từng ủy ban, từng cán bộ.
Ông Nguyễn Sự - nguyên bí thư Hội An, điểm đến du lịch tấp nập nhất trong vùng - là người có nhiều kỷ niệm với khách du lịch. Năm 2014, khi Hội An siết vé tham quan, ông Sự kể với các nhà báo rằng đã “tức sôi máu” khi ch🔴ứng kiến một khách Trung Quốc phun nước bọt xuống đất, lấy chân chà lên mà ưỡn ngực nói: đây là đất của họ, sao lại thu v♋é. Ông Sự bảo lúc đó đã muốn xắn tay áo đánh tay đôi mới hả giận.
Nhưng ông bí thư đã kiềm chế. Một thời gian sau, khi xem lại các vấn đề của việc bán vé tại phố cổ, ông đã... nhận lỗi về mình. Trước tình trạꦰng thất thoát nguồn thu từ vé, cán bộ Hội An đã quá xăng xái trong “siết chặt” soát vé, ♊khiến nhiều khách phật lòng. Ông Sự hứa thay đổi cách kiểm soát vé, thông tin đến người dân và du khách. Mục tiêu cao nhất là có nguồn thu để trùng tu di tích.
Đó chỉ là một ví dụ cho cách một nhà quản lý địa phương có thể dồn sức xử lý các bài toán vi mô, mà Luật khônᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg thể bao phủ. 35 tỷ USD kia sẽ thành sự 🌟thật, hay chỉ là mục tiêu xa vời, không chỉ phụ thuộc vào chính sách mà còn phụ thuộc vào thái độ của từng cán bộ như thế.
“Cú bấm nút 35 tỷ đô” sẽ bị kẹt - nếu trước các vấn đề của du lịch, điều đầu tiên m♛à một lãnh đạo sở muốn làm, là đòi biết nguồn tin để mà “xử lý”.
Nguyễn Đông