Tối 8/11/1998, một tiêm kích tấn công điện tử EA-6B Prowler thuộc Phi đoàn tác chiến điện tử số 130 đâm thẳng vào một phi cơ tiếp dầu S-3B Viking trên boong tàu sân bay USS Enterprise khi ở ngoài khơi bờ biển phía đông nước Mỹ. Sự cố khiến 4 người thiệt mạng này bắt nguồn từ sai lầm của sĩ quan chỉ huy và lực lượng hỗ trợ hạ cánh trên tàu sân bay, theo Aviationist.
Tai nạn xảy ra khi các máy bay trên không đoàn tàu sân bay USS Enterprise đang huấn luyện hạ cánh 🅘ban đêm. Chiếc máy bay tiếp dầu S-3B hạ cánh thành công và bắt đầu gập cánh để chuẩn bị di chuyển về vị trí đỗ. Chỉ một ph▨út sau, tiêm kích EA-6B đáp xuống tàu sân bay, dù chiếc S-3B vẫn chưa được kéo về chỗ đỗ.
Phi công tiêm kích EA-6B phát hiện chướng ngại vật trước mặt và cố kéo mũi máy bay để vọt lên nhưng không thành công. Chiếc Prowler lao thẳng vào đuôi máy bay S-3B, p🥃hát nổ và tạo ra đám cháy lớn.
John E. Little, một kỹ thuật🍰 viên là꧃m việc trên boong tàu Enterprise vào thời điểm đó, chứng kiến toàn bộ sự cố. "Tôi đang ở mạn phải phía đuôi tàu và nghe thấy chiếc Prowler giảm độ cao để hạ cánh, rồi sau đó là tiếng máy bay tăng ga hết cỡ và một tiếng nổ lớn. Khi tôi nhìn lên, toàn bộ con tàu đang chìm trong ánh sáng da cam từ vụ nổ", Little kể lại.
Dường như mọi thủy thủ trên tàu đều rất bối rối, không biết phải làm gì khi nhiều phi cơ trên b🐭oong vẫn đang nổ máy và họ không thể tùy ý chạy lên boong tàu. "Các kỹ thuật viên điên cuồng tìm cách hỗ trợ phi công tắt động cơ và đưa họ rời khỏi máy bay", Little hồi tưởng.
Sau vụ nổ, chiếc S-3B va vào một số tiêm kích F/A-18C Hornet gần đó, khiến chúng bắt lửa và hư hỏng nặng. Sau khi sơ tán số máy bayꦯ trên boong tàu, các thủy thủ phải cạy nhiều mảnh nhôm nóng chảy khỏ♍i sàn đáp do vẫn còn nhiều phi cơ chờ hạ cánh.
Tổ lái trên cả hai máy bay đều phóng ghế thoát hiểm. Một phi công S-3B bị mắc lại dưới hệ thống đài ăng ten của tàu Enterprise, người còn lại rơi xuống biển và được cứu không lâu sau đó. Tuy nhi🅘ên, cả 4 phi công trên chiếc EA-6B đều thiệt mạng. Hải quân Mỹ chỉ phát hiện thi thể của trung úy Brendan J. Duffy, còn ba người khác không bao giờ được tìm thấy, bất chấp cuộc tìm kiếm của thủy thủ tàu Enterprise và hai chiến hạm gần đó.
Báo cáo sau sự cố của hải quân Mỹ cho biết hai sĩ quan hỗ trợ hạ cánh (LSO) trên tàu sân bay Enterprise đã ra lệnh hủy hạ cánh quá muộn, khiến máy bay EA-6B không có đủ khoảng cách và thời gian để lấy độ cao. Chỉ huy không đoàn tàu sân bay cũng có trách nhiệm do để cho phi công Prowler hạ cánh, trong khi chiếc S-3B chưa rời đườn๊g băng trên boong tàu Enterprise. Hải quân Mỹ không công bố biện pháp trừng phạt với ba sĩ quan sau vụ tai ꦐnạn này.