UBND quận Ba Đình tổ chức đối thoại với các hộ dân tối 17/2. Từ năm 2016, tòa nhà này đã bị cơ quan kiểm định công bố là nhà nguy hiểm cấp độ D (cấp độ cao nhất), phải di dân để phá dỡ, xây dựngꦬ l💞ại. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 23 hộ chưa rời đi do không đồng thuận với kết quả kiểm định và lo ngại tiến độ cải tạo tòa nhà.
Theo Chủ tịch UBND quận Tạ Nam Chiến, quận đã nhiều lần khảo sát và chỉ nhìn bằng mắt thường đã thấy chung cư xuốn🌺g cấp nguy hiểm. "Sau trận động đất gây thiệt hại lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền rất lo lắng cho sự an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nên tổ chức cuộc đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con", ông Chiến nói.
Chính quyền muốn là trung gian giữa cư dân và chủ đầu tư để đảm bảo hài hòa lợi ích ba bên. Theo quy định, nếu doanh nghiệp cải tạo, người dân có thể được hệ số bồi thường tối đa 2 lần, ví dụ người đang ở căn hộ 30 m2, sau cải tạo có thể được căn mới 60 m2. Nếu người dân và nhà đầu tư không tìm được tiếng nói chung, Nh🎉🔴à nước phải đứng ra cải tạo thì hệ số bồi thường chỉ bằng 1, nghĩa là khi cải tạo xong căn hộ 30 m2 chỉ được bồi thường đúng diện tích 30 m2.
Đại diện các hộ dân tham gia đối thoại nói ủng hộ chủ trương cải tạo chung cư cũ của Nhà nước và sẵn sàng di chuyển khỏi chung cư G6A để chính quyền phá đi xây lại nếu những băn khoăn được giải đáp thấu đáo. Họ không đồng tình với kết quả kiểm định, kiến nghị lập đoàn thanh tra về nội dung này. "Tôi và cá𒀰c hộ dân không ai thấy chung cư xuống cấp đến mức nguy hiểm. Đúng là nhà có nghiêng nhưng là nghiêng bền vững", ông Nguyễn Chi, một cư dân, nói.
Cùng quan điểm, bà Dương Tuyết Mai cho rằng đơn vị ki𒉰ểm định làm chưa đúng khi báo cáo kiểm định nói đào 60 móng để kiểm tra nhưng thực tế không đào, kiểm định xong không hoàn công. Bà đề nghị lãnh đạo quận xuống tận nơi cùng cư dân đánh giá chất lượng tòa nhà; khẳng định sẵn sàng viết cam kết tự chịu trách nhiệm nếu chẳng may chung cư có sự cố.
Về vấn đề này, Chủ tịch Tạ Nam Chiến cho biết việc ꦺkiểm định qu🐽a nhiều cơ quan chức năng của Nhà nước và vượt quá thẩm quyền nên quận không thể đánh giá đúng hay sai. Chính quyền có trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và theo quy định của luật, chung cư cấp độ nguy hiểm D buộc phải di dời để phá dỡ xây dựng lại.
Ông Nguyễn Trọng Hùng cho biết ông và một số người dân lo lắng "ra đi không biết ngày về" vì nhiều hộ ở chung cư khác đi tạm cư để xây lại tòa nhà nhưng 5-10 năm vẫn chưa xây dựng xong. Từ năm 2016, n𒈔gười dân G6A đã tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban đại diện và chọn được nhà đầu tư. Chủ đầu tư được người dân chọn đã nộp hồ sơ cho các đơn vị liên quan, xin được tham gia cải tạo xây dựng tòa G6A.
"Chúng tôi mong muốn 🌺chính quyền chấp nhận nhà đầu tư đã được chọn hoặc giới thiệu doanh nghiệp khác có thể cam kết lộ trình cải tạo xây dựng lại tòa nhà", ông Hùng nói.
Lãnh đạo quận Ba Đình c൩ho biết, việc cải tạo chung cư hiện nay thực hiện theo Nghị định 69/2021, xác định quy hoạch đi trước. Ví dụ nhà G6A ở khu Thành Công phải theo quy hoạch cả khu Thành Công. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ rất lâu nên quận đề xuất thành phố cho phép song song quy hoạch k🥀hu Thành Công thì tách riêng nhà G6A và G6B để thực hiện trước bằng quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng.
"Quy định hiện hành không cho phép cải tạo chung cư làm tăng dân số, chiều cao cũng bị khống chế. Với những quy định khắt khe đó, nhà đầu ไtư do người dân lựa chọn từ năm 2016 sẽ bỏ cuộc", ông Chiến nói.
Theo Chủ t⛄ịch UBND quận Ba Đình, quận đang đo đạc, khảo sát, xác định chỉ giới đường đỏ toàn bộ khu tập thể Thành Công. Các cơ quan cũng đ♏ang lập quy hoạch tổng mặt bằng và dự kiến trong tháng 2 trình Sở Quy hoạch và Kiến trúc để Sở báo cáo thành phố.
Nếu tháng 3 thành phố phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng thì khoảng tháng 4 thành phố sẽ ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư𝄹. Trên cơ sở tiêu chí công khai, sau 15 ngày hội nghị nhà chung cư sẽ được tổ chức để người dân lựa chọn nhà đầu tư.
"Nhanh nhất phải đến tháng 5 mới chọn được nhà đầuౠ tư, tháng 7 phê duyệt chủ trương, tháng 9 phê duyệt dự án. Thi công nhà chung cư hơn 20 tầng nên phải cuối 2024 mới xong được, lúc đó các bác quay về nhà mới to đẹp khang trang hơn", ông Chiến nêu lộ trình dự kiến.
Đại diện cư dân đề nghị lãnh đạo quận đưa ra cam kết về tiến độ phá dỡ, xây dựng và hoàn thành tòa nhà. Tuy nhiên, lãnh đạo quận Ba Đình cho hay tiến độ nêu trê🐼n chỉ là dự kiến theo quy trình, quy định🧸 pháp luật.
Sau gần 2 tiếng, Chủ tịch UBND phường Thành Công đánh giá cuộc đối thoại "tương đối thành công", đề nghị người dân cử đại diện ở lại ký biên bản cuộc họp. D෴ù vậཧy, các hộ dân tham gia đối thoại cho biết muốn được trực tiếp nghe nội dung biên bản.
Sau khoảng 5 phút trao đi đổi lại, thư ký cuộc họp cầm micro đọc biên bản. Lúc này, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến đứng dậy c꧙ắt ngang, cho rằng biên bản cuộc đối thoại chỉ cần nêu ngắn gọn. Đó là người dân cho rằng nhà chung cư G6A không phải nhà nguy hiểm cấp độ D và người dân chỉ di dời khi nào có nhà đầu tư. Các cư dân đồng tình với phát biểu của Chủ tịch quận, cuộc đối thoại kết thúc.
Thống kê đến năm 2020, TP Hà Nội có hơn 1.500 nhà chung cư cũ. Trong đó, gần 1.300 nhà thuộc 76 khu chung cư; 306 chung cư cũ độc ಞlập, được xây dựng từ những năm 1960-1994 và trước năm 1954. Thành phố bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ từ năm 2005. Tuy nhiên, do một số bất cập và sự thay đổi chính sách nên đến nay mới có 19 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư๊ cũ hoàn thành (chiếm 1,2% tổng số nhà ở chung cư cũ) và 14 dự án đang triển khai.
Theo kế hoạch xây dựng cải tạo nhà chung cư cũ đợt một năm 2021 của thành phố, chung cư G6A là một trong 6 chung cư nguy hiểm cấp độ D p🌺hải phải phá dỡ xây dựng lại. Thành phố giao quận Ba Đình hoàn thành việc di dời người dân ra khỏi chung cư cấp D trong quý I/2022 nhưng đến nay quận chưa hoàn thành.
Võ Hải