Ông Nguyễn Hồng Sanh bên kho sách tại nhà. Ảnh: NLĐ. |
Mỗi ngày ông Sanh đón tiếp hànꦬg trăm lượt khách ở địa phương và các vùng x🧸a xôi đến tìm sách, tra cứu tư liệu. Nhiều người ở ngoài Bắc biết ông cũng tìm đến kết thân.
- Hơn 5 triệu cuốn sách hiện nay được ông sưu tầm từ khi nào?
- Ngày xưa tôi học khoa Văn CĐ Sư phạm Sài Gòn nên rất thích đọc và sưu tầm sách. Sách là một người thầy vĩ đại và thiết thân nhất. Sách với tôi chính là người thầy đầy nhiệt tâm. Ngay cả lúc 2 hay 3h sáng, hễ tôi cần kiến thức bất chợt thì người thầy này cũng luôn sẵn lòng chỉ dạy. Tôi không muốn chỉ có một vị giáo sư nhi๊ệt tâm như thế ở trong nhà, vậy là tôi rước hết vị này đến vị khác về nhà mình...
Năm 1986, khi đất nước đổi mới, tôi mới có điều kiện sưu tập sách. Mỗi ngày tôi đều tìm mua các loại s🌊ách, cả sách cũ lẫn mới, bằng tất cả khả năng tài chính của mình. Nhiều sách tôi biết là có giá trị thì bằng giá nào cũng phải mua cho được, dù có phải bán cái này cái nọ trong nhà, hoặc phải vay nợ của ai đó... Có lẽ tôi làm được đồng lưꦛơng nào đều dành để mua sách.
Nhưng may nhờ vợ chạy chợ cũng đủ nuôi con, trong khi ngoài lương tôi cũng có tài vặt là viết bài ca cổ, ca kịch cho những ai có nhu cầu để kiếm t🐓hêm 🌠thu nhập phụ vợ nuôi con nên cuộc sống mới tạm ổn. Hiện tôi có trong tay khoảng 70 tuồng chèo cổ lớn, nhỏ và 8.000 bài ca đạo đức...
- Ngoài sưu tập sách, ông còn có thú vui nào khác?
- Ngoài thú chơi sách tôi còn có thú đờn ca tài tử. Tôi quê gốc miền Tây nên đờn ca tài tử là cái khiếu bẩm sinh và đã chơi là nghiền. 🍬Hiện, tối thứ Sáu hằng tuần, bạn bè thân thiết thường tụ tập đến đây quây quần nghe tôi hát. Nhiều người biết cũng đến xin học nên tôi có khoảng 50 học trò.
- Nhiều người có thói quen sưu tập sách chỉ để trưng bày. Vậy, 5 triệu cuốn sách đó ông sử dụng như thế nào?
- Kiến thức thì vô bờ bến. Tôi học đ💯ược hai điều cơ bản giúp bản thân luôn được vui khỏe để sống tốt, đó là trong tinh thần phải luôn luôn toại và nguyện, còn sức khỏe thể xác thì cần phải điện, khí, động, nạp.
Trong đó, toại tức là biết mình biết ta, biết thế nào là đủ, thế nào là thiếu để nên tiếp tục hay dừng lại khi làm một 𝓡việc gì đó. Nguyện tức là bản thân luôn phải có ước muốn, sở nguyện là phúc lộc, hạnh phúc, kể cả sự đầy đủ vật chất... sẽ đến với mọi người chứ không chỉ riêng cho mình.
Còn điện, khí, động, nạp trong vấn đề sức khỏe cũng cần được nghiêm chỉnh nhìn nhận, từ đó đưa ra được những lịch trình hoạt động, ăn uốn🐷g, thể dục thể thao... của cá nhân mình sao cho phù hợp nhất để có được một sức khỏe tốt.
- Ông có thể giải thích rõ hơn?
- M♊ẹ tôi năm nay đã 93 tuổi, bị bệnh cách đây mấy năm. Khi đưa đi bệnh viện các bác sĩ hầu như đã có ý bỏ cuộc. Lúc đó tôi mới dùng đến phương pháp truyền khí học được từ sách để chữa cho bà. Sách nói trong con người khí rất quan trọng. Thế là tôi làm theo các chỉ dẫn của sách và từ kinh nghiệm của bản thân.
Tôi 🌞cho bốn nam thanh niên xoa bóp tứ chi, hai nữ xoa bóp phần ngực và lưng, riêng tôi xoa bóp phần ⛎đỉnh đầu cho bà. Khoảng 30 phút sau bà tươi tỉnh, hồng hào trở lại và sống khỏe mạnh tới hôm nay. Riêng bản thân tôi và các thành viên trong gia đình, mỗi ngày vẫn áp dụng phương pháp tự mình truyền khí cho mình để bớt đi căng thẳng, mệt mỏi hay bệnh tật...
- Ông gặp khó khăn gì trong quá trình sưu tập và bảo quản nguồn sách khổng lồ này?
- Khó khănไ lớn nhất mà tôi gặp phải là việc bảo quản sách. Năm 1990, trong một đêm, mối ăn mất 1.500 cuốn sách. Từ lần đó tôi sợ, phải làm lại nền nhà bằng gạch tốt và phải đổ xuống nền đất hàng chục bao thuốc mối.
Ngoài ra, vì quá nhiều sác🐻h nên khâu sắp xếp phân loại cực kỳ khó khăn. Nhiều khi khách đến tìm một cuốn mà tôi biết chắc là có, nhưng thường phải hẹn ít nhất là 2 ngày sau hoặc l♐âu hơn (khoảng một tuần sau) mới có. Tuy nhiên, dù khó khăn thế nào tôi cũng tìm được cuốn sách họ cần.
- Đạt được con số 5 triệu cuốn, vậy ý định sưu tầm sách của ông thế nào?
- Số sách vẫn tăng lên và vơi đi hằng ngày. Có điều, bây giờ tôi đã hạn chế việc mua vào ồ ạt như trước. Vì nhà chật, không có chỗ chứa và bảo quản, nên tôi chỉ chọn những cuốn có giá trị.
(Theo Người Lao Động)