Ngày 26/12/1783, một đám đông tụ tập bên ngoài một đài quan sát ở Montpellier, thành phố Pháp nằm gần bờ biển Địa Trung Hải. Đài quan sát nằm trong tòa tháp Trung Cổ Tour de la Babotte, một trong haiꩲ tòa tháp hiếm hoi còn tồn tại từ thời Montpellier được tường thành bao quanh. Công trình này ca🐟o khoảng 26 m, giúp nghiên cứu các hiện tượng thiên văn như thiên thực.
Nhưng vào buổi chiều tháng 12 đ♏ó, tháp Tour de la Babotte được sử dụng cho mục đích hoàn toàn khác. Nhà phát minh Louis-Sébastien Lenormand, con trai một thợ đồng hồ, chuẩn bịꦿ thực hiện một buổi trình diễn trước sự chứng kiến của đám đông.
Lenormand đã phát triển một thiết bị cho phép mọi người nh🔯ảy từ các tòa nhà đang cháy và hạ cánh an toàn mà không bị thương. Thiết bị của ông gồm hai chiếc ô lớn cùng gắn vào một khung gỗ cứng. Lenormand đã luyện tập cú nhảy này suốt một thời gian dài với độ cao thấp hơn - từ trên cành cây du. Ông cũng đã thử nghiệm thiết bị với động vật trước khi đủ tự tin để thử nghiệm trên chính mình.
Đúng giờ, Lenormand xuất hiện trên đỉnh tháp. Ông vẫy tay chào đám đông đang ngà🍃y càng háo hức, sau đó nắ🦩m chặt cán của chiếc ô khổng lồ, nhảy xuống và tiếp đất thành công.
Lenormand không phải người phát minh ra dù, nhưng là người đầu tiên tin tưởng và đặ♓t cược tính mạng vào một ý tưởng đã tồn tại hàng nghìn năm. Những ghi chép cổ xưa nhất về dù là hư cấu. Nhà sử học thời Tây Hán, Tư Mã Thiên, đã kể lại câu chuyện về Shun, một hoàng đế trong thần thoại Trung Quốc, thoát khỏi người cha độc ác của mình bằng cách trèo lên đỉnh một kho thóc cao và nhảy xuống an toàn bằng cách nắm lấy hai chiếc nón tre.
Miêu tả cổ xưa nhất về dù xuất hiện trong một bản thảo nặc danh từ những năm 1470 tại Italy, khắc họa một người đàn ônꦿg đang nắm lấy khung ngang gắn vào mái che hình nón, lơ lửng giữa không trung.
Một thập kỷ sau, Leonardo da Vinci phác thảo một mẫu dù tinh vi hơn, trong đó vòm dù được căng ra bằng một khung gỗ vuông thay vì hình nón. Bản 🅠phác thảo đi kèm theo lời mô tả: "Nếu một người có chiếc lều bằng vải lanh với các khe hở đã bịt kín, rộng khoảng 7 m và sâu 7 m, anh ta có thể nhảy từ độ cao lớn mà không bị thương".
Nhà phát minh ngưꦇời Croatia Fausto Veranzio (1551 - 1617) đã nghiên cứu bản phác thảo dù của da Vinci, giữ lại khung vuông nhưng thay vòm dù bằng một mảnh vải phồng giống cánh buồm vì nhận thấy nó làm chậm quá trình rơi hiệu quả hơn. Trong bản vẽ thiết kế dù mang tên Homo Volans (Người bay), Veranzio khắc họa một người đàn ông nhảy dù từ một tòa tháp, có thể là tháp chuông St Mark's Campanile ở Venice.
Bản vẽ khiến một số nhà sử học tin rằng Veranzio, khi đó 65 tuổi và mắc bệnh nặng, đã thực sự thử nghiệm thiết kế của mình bằng cách nhảy từ tháp chuông St Mark's Campa༒nile. Tuy nhiên, việc thiếu bằng chứng văn bản cho thấy sự kiện này không có thực, và bản vẽ chỉ là một sự mô phỏng.
Hai năm sau cú nhảy dù của Lenormand ở Montpellier, ông đ𓆉ặt ra từ "parachute" (dù), gồm tiền tố tiếng Italy "para"🎀, nghĩa là "chống lại", và từ tiếng Pháp "chute", nghĩa là "rơi", để mô tả chức năng thực tế của thiết bị này.
Sau buổi trình diễn của Lenormand, thiết kế dù phát triển nhanh chóng. Năm 1785, cùng năm Lenormand đặt ra từ parachute, Jean-Pierre Blanchard đã chứng minh dù là một phương tiện giúp hạ cánh an toàn từ khinh khí cầu nhờ m♉ột con chó. Năm 1793, Blanchard có cơ hội tự mình kiểm tra độ tin cậy của dù khi khinh khí cầu của ông bị rách. Blanchard cũng chế tạo loại dù có thể gấp gọn từ lụa thay vì vải lanh căng trên khung gỗ. Năm 1797, André Garnerin thực hiện cú nhảy đầu tiên bằng dù "không khung" phủ lụa.
Đầu thế kỷ 20, Charles﷽ Broadwick giới thiệu hai cải tiến quan trọng về dù. Ông xếp dù trong một chiếc bọc đeo trên lưng và dù đượ🐻c kéo ra bằng dây cố định (static line) gắn vào khinh khí cầu. Khi Broadwick nhảy từ khinh khí cầu, dây cố định căng ra, kéo dù ra khỏi bọc, sau đó đứt. Hệ thống tích hợp có thể đeo trên lưng này đã trở thành tiêu chuẩn trên tất cả các hệ thống dù hiện đại. Ngày nay, lính dù vẫn sử dụng dù dây cố định.
Thu Thảo (Theo Amusing Planet)