Tony Williams là một nhà vật lý đã nghỉ hưu ở thị trấn Alton, đôn♑g nam nước Anh. Bà Jo, vợ của ông đã qua đời do bệnh ung thư tuyến tụy hồi tháng 5. Không con cái, cũng không có bạn bè ở gần, Tony chẳng biết trò chuy💖ện cùng ai. Chiếc điện thoại hiếm khi đổ chuông.
Tony ♊tìm đủ cách để tìm người nói chuyện. Ông chi 240 bảng đ꧃ăng hai mẩu quảng cáo lên báo địa phương và trao đổi danh thiếp với người đi đường. Tuy nhiên, không ai hồi đáp cụ ông 75 tuổi.
🌠"Tất cả những gì tôi muốn là có người gọi điện tới. Tôi chỉ muốn một cuộc trò chuyện để không๊ phải ngồi trong yên lặng cả ngày dài", Tony chia sẻ.
Cách đây mấy ngày, Tony quyết định dán một tấm poster lên cửa sổ, trên đó viết: "Tôi đã mất Jo, người vợ và bạn tri kỷ đáng yêu của tôi. Tôi không có bạn bè hay người nào đó để nói chuyện. Tôi cảm thấy sự yên lặng suốt 24 tiếng mộ𝐆t ngày như một cực hình không thể chịu nổi. Không ai có thể giúp tôi sao?".
Tấm poster nhanh chóng thu hút 𝄹sự chú ý của truyền thông. Các tờ báo đưa tin về Tony và người dân khắp thế giới, từ Mỹ, Canada, Australia, Trung Đông đến Tây Ban Nha, Iceland bắt đầu gửi tin nhắn đến cụ ông.
Một trong những người đầu tiên liên lạc với Tony là Esther Rantzen, nhà báo kiêm người dẫn chương trình nổi tiếng. Esther sáng lập tổ chức từ thiện Silver Line, cung cấp dịch vụ gọi điện cho người già neo đơ♋n, hoạt động 24 tiếng mỗi ngày.
Sau Esther, Ton💫y nhận được hàng trăm tin nhắn khác.
"Tin nhắn khiến tôi đặc biệt ấn tượng là của một giáo viên. Cô ấy hỏi liệu tôi có muốn các học sinh viết thư gửi tới không", T⛦ony kể. "Tôi đồng ý ngay vì rất muốn điều đó. Tôi cũng bảo cô ấy nếu các cháu học sinh gửi thư, tôi sẵn sàng tới trường và trò chuyện cùng chúng".
"Tôi c𝔉hoáng ngợp vì những gì xảy ra vài ngày qua. Tôi thực sự rất biết ơn", ông nói thêm.
Khi được hỏi sẽ cho những cụ già đồng cảnh ngộ lời khuyên gì, Tony đáp: "Lời khuy♛ên của tôi là bạn hãy làm như tôi. Không nhất thiết phải giống hệt, nhưng hãy ♌ra ngoài và gặp gỡ mọi người".
Thu Nguyệt (Theo Bored Panda, Sky News)