Theo dõi traꩵnh cãi về việc có hay không việc thiết lập "vùng xanh" trong việc đo nồng độ cồn của lái xe thời gian qua tôi cũng muốn đóng góp vài ý kiến.
Theo quan sát của cá n꧑hân tôi, ý thức giao thông của phần lớn người Việt rất tệ, nếu ngay từ đầu không có những biện pháp mạnh tay để thay đổi ý thức thì còn lâu mới chấm dứt được nạn sử dụng rượu, bia khi lái xe. Nên chăng đến khi nào tỷ lệ tai nạn liên quan đến rượu, bia giảm thì tạo "vùng xanh" đối với việc kiểm tra nồng độ cồn cũng chưa muộn.
Mặc khác, có nhiều cơ sở khoa học cho rằng cơ thể chúng ta cũng sản sinh ra cồn và Bộ y tế cho phép có một tỷ lệ cồn nhất định trong máu, nhưng cái này là trong máu, còn trong hơi thở thì sao. Chúng ta uống rượu, bia nên chắc chắn có cồn trong hơi thở, vậy khi cơ thể sản sinh ra cồn thì trong hơi thở có nồng độ cồn không hay chỉ trong 🍸máu thôi.
Tại Australia, quy định nồng độ cồn được phép lái xe là 0,05%, với những người mới lấy bằng thì nồng độ phải là 0. Mức 0,05 mg này giống như bạn đi ăn tối và uống một ly rượu vậy. Người Việt thì không có thói quen này. Chỉ có bữa bình thường hoặc "nhậu". Một khi đã nhậu th🏅ì hiếm khi có việc uống một ly và vì thế chắc chắn nồng độ cồn không bao giờ thấp. Vậy việc đưa ra mứ🍰c nồng độ cồn là bao nhiêu có hợp lý?
Cá nhân tôi vẫn ủng hộ việc phạt khi có nồng độ cồn. Đơn giản xe máy v🐠ẫn là phương tiện giao thông phổ biển của Việt Nam. Khi một người lái xe hơi hoặc đi xe máy không kiểm soát hành vi do rượu bia đâm vào một người đi xe máy thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn là tông vào một người đi xe hơi♎ vì người đi xe máy không có bất cứ thiết bị bảo hộ nào ngoài mũ bảo hiểm. Còn người đi xe hơi ít nhất là còn được một chiếc hộp sắt bảo vệ với dây đai túi khí và các trang bị an toàn khác...
Đặc biệt, tôi cho rằng những n🧔gười đang ủng hộ "vùng xanh" cho mức nồng độ cồn, không bao giờ biết được cảm giác mất người thân vì m🔯ột tên "ma men" là như thế nào.
Độc giả An