Cô kể một số người cùng cảnh ngộ gửi tiền ở SCB ﷽kỳ hạn 12 tháng đến ngày đáo hạn cũng đã nhận lại đủ tiền. Không c🦂òn chuyện chỉ được rút một phần và phải chờ đợi một thời gian sau mới được rút tiếp như cuối năm ngoái đầu năm nay.
Kể từ tháng 10/2022 các chi nhánh, phòng giao dịch SCB vẫn niêm yết lãi suất tiền gửi bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Lúc đầu lãi suất tiết kiệm khá cạnh tranh so với một số ngân hàng khác, nhưng từ giữa năm ♛nay đã ngang với lãi suất các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh. Tôi từng đi khảo sát tại nhiều phòng giao dịch của SCB từ đó đến nay, thấy lác đác người đến rút tiền đáo hạn, không thấy người gửi vào.
Không huy động được thêm vốn từ dân cư và doanh nghiệp, SCB lấy tiền đâu trả cho෴ người gửi tiền đáo hạn? SCB được vay tái cấp vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng để trả cho người gửi tiền. Nhận lại tiền ♐gửi ở SCB, người gửi không mang tiền về cất ở nhà, mà chuyển qua gửi các ngân hàng khác. Vốn huy động của các ngân hàng khác tăng nhanh bất chấp lãi suất tiết kiệm ngày một giảm sâu. Lãi suất tiết kiệm hiện nay thấp nhất trong hơn ba mươi năm qua và mặt bằng lãi suất cho vay cũng đứng ở mức thấp kỷ lục nhiều thập kỷ.
Sau khi bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, SCB, theo quy định, tạm ngưng hoạt động tín dụng, chỉ tập trung thu hồi nợ. Do hoạt động huy động vốn giảm về mức thấp, nhiều phòng giao dịch của SCB đã đóng cửa để tiết giảm chi phí. Theo thông báo của chính🌞 SCB, hơn 40 phòng giao dịch đã đóng cửa ở 9 địa phương. Con số này nhiều khả năng tiếp tục tăng trong tương lai.
Việc tái cấp vốn khối lượng lớn cho SCB đã giúp ngân hàng này có tiền trả cho dân, tránh xáo trộn thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống. SCB có trách nhiệm thu hồi nợ, hoàn tiền cho Nhà nước. Tuy nhiên việc thu hồi nợ ở SCB khá khó khăn vì gần như toàn bộ người vay đều liên quan đến nhóm hàng trăm, hàng nghìn công ty của bà Trương Mỹ Lan và phải xử lý rất nhiều tài sả🏅n thế chấp là bất động sản.
Trong thời gian nợ chưa được thu hồi, lượng tiền tái cấp vốn đang lưu thông trên thị trường gây hiệu ứng cả tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt nó góp phần tạo điều kiện cho thanh khoản thị trường tiền tệ dồi dào, lãi suất thấp. Mặt khác, lãi suất thấp gây áp lực lên tỷ giá. Một trong những nguyên nhân khối ngoại bán ròng 20.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay xuất phát từ tỷ giá. Thêm nữa lãi suất thấp cũng không phát huy được tác dụng tối đa h🀅ỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi doanh nghiệp thiếu đơn hàng xuất khẩu, còn sức mua trong nước tỏ ra khá yếu. Cho đến cuối tháng 11/2023 tín dụng chỉ tăng 9,15% so với đầu năm, tương đương số tuyệt đối 13 triệu tỷ đồng. Không ít doanh nghiệp sản xuất, thương mại ở tình trạng được chào mời vay vốn nhưng không biết vay để làm gì.
Việc không thể thu hồi ngay nợ ở SCB trong khi tổng vốn huy động của SCB giảm mạnh là một nút thắt vì lúc này Nhà nước trở thành chủ nợ bất đắc dĩ ở SCB thay cho người gửi tiền. Điều này đến lượt nó khiến hệ thống ngân hàng lo ngại ở khía cạnh nợ xấu. Nghị quyết của Quốc hội và các quy định gần đây của cơ quan quản lý ngành cho phép các nhà băng được tiếp tục giãn, hoãn, chuyển nhóm nợ nhưng về bản chất nợ xấu vẫn còn đó. Nợ xấu để càng l🌳âu càng phình ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tài sản của các ngân hàng. Mối lo này ngân hàng nào cũng thấu hiểu và trên bình diện rộng, hoạt động tín dụng ở tần suất thấp dẫn đến thừa vốn, hạ lãi suất tiết kiệm, tâm thế phòng thủ, tránh rủi ro hệ thống trỗi dậy.
Trước mắt để giải quyết nút thắt thu nợ bằng được ở SCB, nên chăng thành lập một ban quản lý các tài sản thế chấp tại ngân hàng này với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành trong đó Ngân hàng Nhà nước là nhân tố chính. Ban này tập trung tháo gỡ vấn đề pháp lý cho các tài sản (cho những tài sản chưa đủ g🌊iấy tờ pháp lý), định giá tài sản và mang ra bán đấu giá công khai cho mọi đối tượng trong ngoài nước có nhu cầu và có nguồn tiền tươi thóc thật. Bây giờ xử lý tài sản đảm bảo ở SCB nhằm thu hồi nợ là thu hồi tiền cho Nhà nước.
SCB là cái tên thứ năm nối dài danh sách các ngân hàng yếu kém tồn tại đã nhiều năm gồm Đại Dương, Dầu khí Toàn cầu, Xây Dựng, Đông Á, SCB. Việc xử lý ngân hàng yếu kém không chỉ vướng ở tài sản thế chấp (định giá tài sản khác biệt, thường cao hơn giá trị thực số tiền cho vay; giấy tờ pháp lý của tài sản chưa đầy đủ; tài sản bị tranh chấp, một tài sản thế chấp nhiều nơi...) mà quan trọng là việc để các ngân hàng này tiếp tục huy động vốn, sử dụng vốn huy động sau trả cho người gửi tiền trước, hệ lụy là ngân hàng luôn phải trả lãi trong b♉ối cảnh nợ không thu được hoặc thu nhỏ giọt. Có ngân hàng yếu kém sau gần 10 năm xử lý, nợ xấu không những không giảm mà còn tăng gấp đôi.
Nhìn từ đây, việc xử lý SCB theo hướng không huy động thêm vốn, đóng cửa các phòng giao dịch "rỗng" sau khi hoàn tất nghĩa vụ trả tiền cho người gửi, là tích cực.🍸 Nꦓhững người làm thất thoát tiền, "ăn cắp" tiền của SCB phải xử lý hình sự là tất yếu, nhưng xã hội và nền kinh tế đang đòi hỏi cấp thiết hơn một sự đồng thuận, linh hoạt, sắc bén và hợp lý từ phía Nhà nước trong tháo gỡ dứt điểm "cục máu đông" SCB.
Hải Lý