Chương trình "Nối vòng tay lớn" vào ngày 21/4 do Đại học Y dược Huế kết hợp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức gặp khó khăn do có bốn ca khúc không nằm trong danh mục bài hát trước 1975 được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép phổ biến. Các ca khúc này gồm Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹ và Đêm thấy ta là thác đổ.
Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (viết tắt Cục NTBD) - giải thích: "Theo Nghị định của Chính phủ về phổ biến các sáng tác trước năm 1975, các đơn vị tổ chức, cá nhân muốn biểu diễn những tác p🃏hẩm này phải tự hoàn thiện hồ sơ gửi lên Cục. Hồ sơ bao gồm nhiều giấy tờ như đơn đề nghị cấp phép, bản ghi âm nội dung tác phẩm và chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diệ🔥n quyền tác giả".
* Nghệ sĩ hát "N♊ối vòng tay ✅lớn" trong đêm nhạc nhớ Trịnh Công Sơn
Theo ông Chương: "Dù bài hát Nối vòng tay lớn phổ biến và được sử dụng trong nhiều buổi hội họp, chương trình văn nghệ, thực chấℱt mọi người hát đều chư♛a xin phép".
Hiện đại diện Cục cho biết đã nhận được hồ sơ xin cấp phép ca khúc Nối vòng tay lớn của Đại học Y dược Huế. Đây là đơn vị đầu thực hiện thủ tục trên với ca khúc 🐽này.﷽ Tuy nhiên, hồ sơ thiếu chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện q🥂uyền tác giả. Phía ban tổ chức đang hoàn thiện giấy tờ.
Ông Chương đánh giá Nối vòng tay lớn là tác phẩm "có nội dung tốt". Phía Cục sẽ nhanh chóng cấp phép khi đơn vị tổ chức hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý. Đại học Y dược Huế chỉ kịp làm hồ sơ xin cấp phép ca khúc Nối vòng tay lớn. Ba bà♛i hát còn lại buộc phải loại khỏi chương trình.
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết gia đình rất ngạc nhiên trước việc ban tổ chức đêm nhạc ở Huế phải xin giấy phép. Theo bà, những ca khúc như Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹ, Đêm thấy ta là thác đổ.... đã quá quen thuộc với khán giả. Hàng chục năm𒅌 qua, các ca khúc này liên tục được vang lên trong các đêm nhạc cộng đồng, các chương trình âm nhạc lớn nhỏ cũng như trong các sản phẩm âm nhạc chuyên nghiệp.
* Mỹ Tâm hát "Đêm thấy ta là thác đổ"
Gia 🌱💜đình Trịnh Công Sơn cho biết họ không có ý định tự đứng ra xin phép cho các nhạc phẩm của ông bởi đây là những nhạc phẩm đã quá phổ biến. "Chúng tôi không hiểu vì sao những ca khúc này còn bị đặt vấn đề giấy phép biểu diễn. Chúng đã được biểu diễn hàng trăm lần rồi. Mỗi lần tổ chức chương trình, chúng tôi đều xi𒀰n phép từ cơ quan chức năng của địa phương", bà Trinh cho biết.
Mới đây, trong đêm nhạc Nhớ Trịnh Công Sơn diễn ra ở Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP HCM, các ca khúc trên cũng đã được biểu diễn với sự cho phép của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố. "Gia đình chúng tôi đều nghĩ rằng những ca khúc này đã được cಞấp phép từ Cục rồi, trên cơ sở đó mới có giấy phép của địa phương", bà Trinh chia sẻ.
Nhiều bài hát khác của Trịnh Công Sơn vẫn chưa có trong danh mục🉐 được ph𝓰ổ biến. Ông Nguyễn Đăng Chương cho biết Cục rất muốn sớm cấp phép cho các tác phẩm còn lại troꦐng gia tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các cá nhân, đơn vị tổ chức biểu diễn. Họ phải tự chủ động làm hồ sơ gửi lên Cục, từ đó, phía Cục mới có cơ sở thẩm định, phê duyệt. Theo ông Chương, Cục Nghệ thuật Biểu diễn là đơꦗn vị quản lý cấp nhà nước, không thể đại diện cho các cá nhân. "Nếu tự ý cấp phép bài hát, Cục sẽ vi phạm quyền tác giả", ông nói.
Trước tình trạng nhiều ca khúc nhạc Trịnh buộc phải xin phép mới được biểu diễn, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét cơ chế xin - cho bài hát phản ánh thói quen xấu và tư duy cũ kỹ của các cơ quan quản lý nhà nước. "Đất nước ta có đội ngũ ✱hùng hậu gồm nhiều nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc, giảng viên các trường nghệ thuật. Chúng ta dư sức thẩm định di sản âm nhạc trước 1975. Người dân có quyền hát tất cả ca khúc không bị cấm thay vì xin xỏ từng bài một", ông Dương Trung Quốc khẳng định.
* Mỹ Linh hát "Ca dao mẹ"
* Khánh Ly hát Huế - Sài Gòn - Hà Nội
Vĩ Thanh - Tam Kỳ