Cục trưởng Công nghệ thông tin Nguyễn Sơn Hải, Vụ trưởng Pháp chế, Vụ trưởng Giáo dục phổ thông và một số lãnh đạo phòng, thanh tra viên... cũng bị xem xét kỷ luật sau vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Trả lời báo chí ngày 30/8, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An cho biết, từ kết quả rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018, lãnh đạo Bộ yêu cầu các đơn vị họp kiể🐬m điểm và báo cáo kết quả. B𝓀áo cáo cho thấy 13 cá nhân có trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước.
Đây chưa phải là cán bộ bị kỷ luật mà chỉ là một bước trong quy trình xem xét. Hội đồng kỷ luật của Bộ sẽ đánh giá công tâm, khách🔜 quan để tư vấn cho Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng xem xét, quyết đị😼nh thấu tình, đạt lý, ông An cho biết.
Ngày 11/7/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi THPT quốc gia. Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La có số lượng điểm giỏi cao bất thường. Đജoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Cục trưởng Mai Văn Trinh dẫn đầu đã đến làm việc ꦆtại Hà Giang, Sơn La.
Công an xác định có 114 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm và trả về điểm thực trước mꦯùa xét tuyển đại học năm 2018. Hòa Bình, Sơn La phải đến tháng 3/2019 mới có kết luận điều tra và công bố điểm chấm thẩm địn♎h. Kết quả 64 thí sinh ở Hòa Bình và 44 ở Sơn La được nâng điểm. Trong đó, có thí sinh được nâng tới 9,25 điểm một môn và 26,55 điểm tất cả môn.
Một số lãnh đạo của ba tỉnh đã bị kỷ luật. Trong đó, Phó chủ tịch Hà Giang Trần Đức Quý và Phó chủ tịch Hòa Bình Bùi Văn Cửu bị cảnh cáo. Sơn La khai trừ 8 đảng viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này bị cách tất cả chức vụ trong Đảng.
Bộ Gi🔯áo dục và Đào tạo thừa nhận thiếu sót trong công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi; tập huấn, quán triệt quy chế thi; ♛tổ chức chấm trắc nghiệm và công tác thanh tra, giám sát, dẫn đến sai phạm. Mùa thi năm 2019, những thiếu sót trên đã được khắc phục.
Dương Tâm