Cung điện Mỹ Linh✱ nằm trên đỉnh núi Tiểu Hồng, trong khu danh thắng Trung Sơn nổi tiếng thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây từng là nơi ở của cựu tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch và vợ Tống Mỹ Linh trước khi sang Đài Loan vào năm 1949.
Hai năm trước, biệt thự đã được cải tạo lại và mở cửa chào đó🧜n khá♔ch du lịch cả trong và ngoài nước.
Được mệnh danh là "đệ nhất biệt thự Viễn đông", chủ thể kiến trúc ở cung điện Mỹ Linh là một tòa nhà ba tầng được thiết kế theo phong cách cung điện lợp ngói thanh lưu ly quý hiếm - loại ngói chỉ được sử dụng ở phủ quan lại, quý tộc ngày xưa. Nhìn từ trên cao, cung điện trông giống như một viên ngọc lục bảo nằm trên mặt chuỗi dây chuyền thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè là chuỗi dây chuyền màu xanh, sang mùa thu chuyển màu vàng, cảnh tượng khiến cho bất cứ ai từng chiêm ngưỡng đều phải trầm trồ v෴à say đắm.
Người ta nói rằng cung điện này được Tưởng Giới Thạch xây dựng để tặng Tống Mỹ Linh nhân dịp sinh nhật của bà. Nó chính là biểu tượng thể hiện tình yêu của ông. Xung quanh cung điện được bao phủ bởi "sợi dây c🥃huyền🧸" xanh thẫm của núi rừng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của viên ngọc giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trên thực tế, "sợi dây chuyền" này chính là con đường được trồng đầy cây phong dẫn tới căn biệt thự.
Cung điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành năm 1934, sau đó đặt theo tên của bà Tống Mỹ Linh do trong thời gian ở Nam Kinh, bà thường xuyên tới đây nghỉ ngơi thư giãn. Sau khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan, cung điện Mỹ Linh bị bỏ trống và dần hư hại. Năm 1950, ngôi biệt thự được giao cho công viên quốc gia núi Trung Sơn tiếp quản, khôi phục lại, tu sửa và mở cửa cho người dân tới tham quan cho đến ngày nay. Sau đó, cung điện này được cho thuê để làm trụ sở một số phòng ban quản lý, bao gồm cả Cục Y tế của thành phố, một công ty khách sạn lớn và chịu sự quản lý của 😼lăng Tôn Trung Sơn từ năm 2012.
Trong vòng một năm, cung điện Tống Mỹ Linh được cải tạo trên quy mô lớn với cấu trúc cốt thép, sửa chữa lại sàn gỗ và thay thế mái ngói thanh lưu ly bằng n൲hững viên ngói cùng màu sắc và khuôn đổ. Ngoài ra, một nhóm chuyên gia có tay nghề cao trong việc khôi phục tranh vẽ ở những tòa nhà cổ đến từ Tử Cấm Thành, Bắc Kinh cũng phụ trách phục chế những bức tranh treo tường bên trong cung điện.
Lâu đài Cachtice, ám ảnh kinh hoàng của những cô gái đồng trinh
Ngọc Mai