ꦇNgay từ phát bắn đầu tiên, Hayakawa đã làm không tốt khi chỉ đạt năm điểm, với sức gió thường trên 2 mét mỗi giây. Còn Ánh Nguyệt khởi đầu tốt khi bắn được 28 trên 30 điểm tối đa. Số điểm ở hiệp đầu là 28-23 nghiêng về cung thủ Việt Nam, giúp cô dẫn 2-0.
🅺Hayakawa làm tốt hơn trong hiệp hai khi bắn 28 điểm, còn Ánh Nguyệt chỉ được 25 điểm. Cung thủ Nhật Bản cân bằng tỷ số 2-2.
﷽Ở hiệp ba, Hayakawa bắn trước và lại chỉ đạt điểm năm. Ánh Nguyệt tận dụng tốt cơ hội này, ghi 26 điểm để vượt lên dẫn 4-2. Lúc đó, cung thủ 20 tuổi chỉ cần thắng thêm một hiệp nữa để đi tiếp.
♒Ở hiệp bốn, Hayakawa vẫn bắn trước và ghi 26 điểm sau ba lượt. Ánh Nguyệt sau hai lượt bắn đầu được 16 điểm, và phải bắn 10 điểm phát cuối để cân bằng tỷ số, và cô đã làm được. Hiệp bốn hòa, giúp Ánh Nguyệt dẫn 5-3. Cô chỉ cần hoà ở hiệp cuối để vào vòng 1/16.
📖Nhưng, ngay từ cú bắn đầu ở hiệp năm, Ánh Nguyệt chỉ được năm điểm. Dù bắn được hai phát điểm 10 liên tiếp, Ánh Nguyệt cũng chỉ đạt 25 điểm, ít hơn Hayakawa một điểm. Sau năm hiệp, hai cung thủ hoà 5-5 và bước vào tie-break.
ꦜỞ tie-break, mỗi cung thủ bắn thêm một phát để xem mũi tên của ai gần hồng tâm hơn, người đó sẽ thắng. Cung thủ 33 tuổi bắn trước, ghi tám điểm. Đây là cơ hội tốt cho Ánh Nguyệt, nhưng cung thủ quê Hưng Yên chỉ bắn được bảy điểm và thua cuộc.
🉐Ở vòng loại hôm 23/7, Ánh Nguyệt đạt 628 điểm, trung bình 8,722 điểm mỗi lần bắn. Còn Hayakawa bắn được 653 điểm, trung bình 9,069 điểm mỗi lần bắn. Trận đấu giữa Ánh Nguyệt và Hayakawa từng bị hoãn so với lịch ban đầu vì ảnh hưởng của bão. Khi trận đấu diễn ra, sức gió cũng thay đổi liên tục, lúc hơn 3 mét mỗi giây, lúc giảm xuống còn một nửa. Điều này ảnh hưởng đến thành tích của các cung thủ.
🎀Ánh Nguyệt sinh năm 2001, trẻ nhất trong 18 VĐV của đoàn thể thao Việt Nam tại Tokyo 2021. Năm 15 tuổi, cô lên Hà Nội và tập bóng rổ cùng đội trẻ Hà Nội. Ở trung tâm này, nếu VĐV không hợp môn này, có thể được giới thiệu sang chơi thử môn khác để tránh lãng phí. Ánh Nguyệt cao 1m65 và không quá hợp với bóng rổ, được chuyển sang bắn cung. Ban đầu cô không thích, nhưng tập thử thấy ưng và quyết định theo nghiệp cung thủ từ đầu năm 2017. Chỉ sau hơn một năm, Ánh Nguyệt đã vào đội tuyển Việt Nam. Mất thêm một năm nữa, Ánh Nguyệt, cùng với Phi Vũ, giành những suất đầu tiên cho bắn cung Việt Nam trong lịch sử Olympic.
Xuân Bình